Bệnh thấp tim liên quan đến những tổn thương ở tim, mạch máu, khớp và có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi với tỷ lệ mắc ở bé trai và bé gái là như nhau.
Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý tim mạch này qua bài viết bên dưới!
Tổng quan về bệnh thấp tim
Bệnh thấp tim là gì?
Bệnh thấp tim là bệnh lý viêm tự miễn, cấp tính có tính chất toàn thân. Bệnh xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A. Người bệnh bị nhiễm liên cầu vùng hầu họng nếu không được điều trị trong vòng 2 – 3 tuần đầu sẽ tiến triển thành bệnh thấp tim.
Bệnh biểu hiện qua hội chứng: viêm tim, viêm đa khớp, chorea, ban đỏ vòng, hạt dưới da…
Tại các quốc gia đang phát triển, thấp tim là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, để lại nhiều hệ quả kéo dài: viêm cơ tim, dày dính van tim, tổn thương van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ…
Theo ước tính, thế giới có khoảng 33.4 triệu người bị thấp tim. Trong đó, trẻ em và thanh niên là nhóm đối tượng phổ biến nhất.
Cơ chế gây bệnh
Hiện vẫn chưa thể xác định rõ ràng cơ chế gây ra thấp tim. Trong đó có 3 thuyết được đưa ra gồm:
– Thuyết miễn dịch
Liên cầu beta tan huyết nhóm A không gây ra các tổn thương trực tiếp cho các cơ quan. Nguyên nhân gây bệnh thấp tim chính là sự trùng hợp rủi ro giữa giữa chất có protein trên vi khuẩn liên cầu và protein của các cấu trúc trên cơ thể người làm nảy sinh phản ứng chống lại vi khuẩn, từ đó gây biểu hiện bệnh.
– Thuyết nhiễm độc
Liên cầu beta tan huyết nhóm A trực tiếp gây độc lên các cơ quan trong cơ thể (van tim, cơ tim, màng hoạt dịch, não…) từ đó gây triệu chứng bệnh.
– Thuyết dị ứng
Bệnh xảy ra do cơ thể địa cá nhân khi một số người có ái lực cao với liên cầu khuẩn. Hoặc một số trường hợp, gia đình có tiền sử mắc bệnh và trẻ cũng bị thấp tim.
Đối tượng nguy cơ
Thấp tim có liên quan đến việc nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A ở hầu họng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn để bị thấp tim. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh kèm theo gồm:
– Tuổi tác: có tới 90% trường hợp mắc bệnh là ở trẻ từ 5 – 15 tuổi (phổ biến nhất là 9 – 12 tuổi).
– Môi trường: Bệnh thường phát triển khi thời tiết lạnh, ẩm.
– Cơ địa: Bệnh có khả năng xuất hiện cao hơn ở trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng (mề đay, hen phế quản, nổi chàm…)
– Mức sống: Bệnh thường xuất hiện tại các khu vực có mức sinh hoạt thấp, vệ sinh kém, môi trường chật chội, kinh tế khó khăn…
Triệu chứng của bệnh thấp tim
Thấp tim thường bắt đầu xuất hiện sau khi mắc viêm họng liên cầu khoảng 2 – 4 tuần. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng toàn thân như:
– Sốt cao
– Mệt mỏi
– Đau bụng
– Da tái xanh
Bên cạnh đó, ở từng cơ quan, bệnh cũng có các biểu hiện riêng biệt:
– Khớp
Khoảng 75% người bệnh xuất hiện tình trạng đau, viêm đa khớp cấp. Trong đó, triệu chứng thường tập trung ở các khớp lớn và nhỡ (khớp gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay…).
Các khớp sưng to, đau, nóng đỏ. Một số trường hợp, khớp có thể có dịch tụ lại nhưng không xuất hiện mủ. Viêm thường không đối xứng và chuyển từ khớp này sang khớp khác. Mỗi khớp thường viêm từ 3 – 5 ngày (không quá 10 ngày) và có thể tự khỏi hoặc cần dùng đến corticoid hay thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng.
– Tim
Thấp tim ảnh hưởng nhiều nhất đến van tim. Bệnh có thể gây suy tim cấp, đe dọa tử vong. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây viêm nội tâm mạc đơn thuần, viêm cơ tim – nội tâm mạc, viêm toàn bộ tim…
– Thần kinh
Bệnh có thể gây rối loạn thần kinh: rối loạn cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, múa giật… hay thậm chí gây liệt, hôn mê, co giật.
– Da
Thấp tim có thể biểu hiện trên da với các nốt ban đỏ hình tròn, đường kính 1 – 3cm có bờ viền, không gây ngứa, phân bố chủ yếu trên thân và các chị, biến mất sau vài ngày.
– Biểu hiện hiếm gặp
Tùy tình trạng bệnh lý, người bệnh có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như: viêm phổi kẽ, viêm màng phổi, đau bụng…
Phương pháp chẩn đoán thấp tim
Thấp tim thường được chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn chính và phụ:
– Tiêu chuẩn chính
Người bệnh xuất hiện các đặc điểm: viêm tim, viêm đa khớp, Cục Meynet dưới da, hồng ban, sang thương hồng ban dưới da, sang thương nốt dưới da, múa vờn
– Tiêu chuẩn phụ
Bệnh được chẩn đoán dựa trên điện tâm đồ ECG, tốc độ lắng máu, bạch cầu tăng, C-reactin protein dương tính, các bất thường về tim, tiền sử mắc viêm khớp do liên cầu
Điều trị thấp tim
Mục đích điều trị
Việc điều trị thấp tim hiện nay nhằm hướng đến việc đảm bảo khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát:
– Giảm nhẹ triệu chứng cấp và nguy hiểm, đặc biệt là ở bệnh nhân xuất hiện viêm khớp, viêm tim.
– Tiêu diệt và ngăn ngừa khả năng tái nhiễm vi khuẩn liên cầu ở hầu họng và đường hô hấp.
– Nâng cao hiểu biết về thấp tim để người bệnh có ý thức tự phòng ngừa và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Các loại thuốc sử dụng
Tùy theo tình trạng bệnh lý mà người bệnh sẽ được kê đơn phù hợp. Trong đó, các loại thuốc thường xuất hiện gồm:
– Kháng sinh
– Thuốc chống viêm khớp
– Thuốc điều trị viêm tim chuyên biệt
– Thuốc điều trị tổn thương não – thần kinh
– …
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi xuyên suốt tốc độ lắng hồng cầu máu và protein C phản ứng. Cho đến khi các triệu chứng lâm sàng được ổn định, người bệnh cần làm xét nghiệm CRP 2 lần/tuần và kiểm tra CRP 1 – 2 tuần/lần đến khi khỏi hoàn toàn.
Trên đây là những thông tin chung về Thấp tim. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]