Phụ nữ bị cường giáp khi mang thai có nguy hiểm không?

03/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Phụ nữ bị cường giáp khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi, dị tật bẩm sinh cao hơn 20%, chậm phát triển tâm thần vận động… Vậy liệu mẹ bầu đã hiểu rõ về bệnh lý này? 

Phụ nữ bị cường giáp khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi
Phụ nữ bị cường giáp khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là một bệnh do rối loạn hệ thống miễn dịch. Tuyến giáp hoạt động quá mức khiến sản xuất hormone tuyến giáp gia tăng vào máu dẫn đến tình trạng chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn.

Sau đái tháo đường, cường giáp là bệnh nội tiết phổ biến thứ hai. Tỉ lệ bị cường giáp ở phụ nữ mang thai là 1/1.500. Đây là bệnh lý nguy hiểm, tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai kỳ cũng như sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu. 

Trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, do chưa có tuyến giáp nên thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp từ cơ thể mẹ. Bởi vậy, nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý về tuyến giáp, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của cường giáp trong thai kỳ

Khi mắc bệnh cường giáp trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường có một số biển hiện như:

– Tim đập nhanh, nhịp thở nhanh ngay cả khi đang nghỉ ngơi

– Khả năng chịu nóng kém, mồ hôi tiết nhiều hơn

– Cổ sưng đau, nổi u

– Mắt lồi

Tăng huyết áp, đau đầu, mắt mờ, buồn nôn

– Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, lo âu

– Cơ thể mệt mỏi, run rẩy, khó ngủ

– Hay thèm ăn

– Táo bón hoặc tiêu chảy

Cường giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Cường giáp là bệnh lý nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Thai phụ bị cường giáp có thể đối mặt với nhiều nguy cơ:

Tiền sản giật 

+ Thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau sinh

+ Huyết áp tăng cao gây ảnh hưởng đến gan, thận của mẹ bầu, tăng nguy cơ suy tim ở trẻ.

– Nhau bong non: nhau thai tách khỏi thành tử cung trước sinh.

– Bão tuyến giáp có thể đe dọa tính mạng của sản phụ

Cường giáp là bệnh lý nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi
Cường giáp là bệnh lý nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi

Cường giáp nếu không được kiểm soát tốt dẫn tới nhiều nguy cơ cho thai nhi:

– Thai chậm phát triển

– Tăng tỉ lệ sảy thai, thai lưu.

– Trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân, bướu cổ, phù thai.

– Trẻ sinh ra có thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp, sự phát triển thần kinh – vận động bị ảnh hưởng.

– Trẻ bị dị tật tim bẩm sinh

Siêu âm trước sinh có thể phát hiện bệnh lý cường giáp ở thai nhi. Thai bị cường giáp sẽ xuất hiện bướu giáp hoặc có nhịp thao cao hơn 160 nhịp/phút.

Điều trị bệnh cường giáp khi mang thai

Để xác định tình trạng cường giáp khi mang thai, bác sĩ dựa trên các triệu chứng của thai phụ và kết quả xét nghiệm máu (đo nồng độ hormone tuyến giáp). Tùy vào mức độ bệnh mà mẹ bầu sẽ được lên phác đồ điều trị phù hợp.

Một số phương pháp điều trị cường giáp cho mẹ bầu phổ biến:

Với trường hợp nhẹ

Khi bị cường giáp ở thể nhẹ, nồng độ hormone không quá cao, mẹ bầu không cần phải điều trị. Tuy nhiên, mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ để tránh bệnh chuyển nặng hoặc có thể gây ra biến chứng.

Bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị triệu chứng nếu thai phụ bị nôn nghén.

Với trường hợp nặng

Khi bị cường giáp nặng, thai phụ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc. Trong đó, 2 loại thuốc thường được sử dụng là Propylthiouracil (PTU) và methimazole (MMI). Tuy nhiên, việc sử dụng PTU cần được theo dõi sát sao bởi loại thuốc này có thể đi qua nhau thai, gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Phẫu thuật cắt tuyến giáp

Tùy vào tình trạng bệnh lý mà mẹ bầu có thể được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp.  Đây cũng là phương pháp an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Các trường hợp cần sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ

Mọi thai phụ đều nên sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trước/ trong khi mang thai để có phương pháp hỗ trợ thai kỳ phù hợp.

Một số trường hợp mẹ bầu không nên bỏ qua việc sàng lọc bệnh lý tuyến giáp:

– Thai phụ có nguy cơ cao, trước đó đã được chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp: suy giáp, bướu cổ đơn thuần, basedow, cường giáp. bướu nhân tuyến giáp…

– Tiền sử gia đình có mắc bệnh tuyến giáp

– Những lần thai trước đã từng bị bệnh tuyến giáp

– Tiền sản khoa không tốt: lưu thai, sảy thai, sinh non, thai dị tật bẩm sinh…

– Mắc bệnh tiểu đường type 1

– Mắc các bệnh tự nhiễm: viêm khớp dạng thấp, lupus…

– Người đang điều trị bệnh suy giáp

– Có tiền sử từng phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị phóng xạ vùng đầu, cổ…

Mọi thai phụ đều nên sàng lọc bệnh lý tuyến giáp
Mọi thai phụ đều nên sàng lọc bệnh lý tuyến giáp

Phòng ngừa cường giáp cho mẹ bầu

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc phòng ngừa cường giáp từ sớm giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn:

– Bổ sung lượng i-ốt cần thiết

Cơ thể phụ nữ mang thai cần được cung cấp khoảng 250 microgam i-ốt mỗi ngày. Việc thiếu/thừa i–ốt là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tuyến giáp.

Một số thực phẩm giàu i-ốt mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày: muối i-ốt, hải sản, thịt, trứng, sữa,…

– Sàng lọc bệnh tuyến giáp trước và trong khi mang thai, đặc biệt là với các trường hợp có nguy cơ cao.

Mẹ bầu sàng lọc càng sớm, an toàn thai kỳ càng cao. Nếu phát hiện ra những bất thường, thai phụ sẽ được bác sĩ lên phương án điều trị kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa các biến chứng.

Cùng với việc sàng lọc bệnh tuyến giáp, phụ nữ khi mang thai nên đi khám sàng lọc thai nhi. Việc này giúp tầm soát các bệnh lý, phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi, bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé.

Một số kỹ thuật chẩn đoán, sàng lọc thai phổ biến như: siêu âm, Double Test, Triple test, NIPT, chọc ối, sinh thiết nhau thai… 

Hiện Bệnh viện Quốc tế DoLife đã áp dụng các phương pháp sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh hiện đại. Đặc biệt, khi đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói, mẹ sẽ được chăm sóc toàn diện trước – trong – sau sinh, đảm bảo một thai kỳ an nhàn – mạnh khỏe.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ các kiến thức cần thiết về bệnh lý cường giáp khi mang thai, từ đó có biện pháp phòng bệnh – chữa bệnh hiệu quả để có một thai kỳ an toàn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ tới Hotline 1900 1984 để được hỗ trợ ngay nhé!

Chúc mẹ một thai kỳ mạnh khỏe!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]