Tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp ở người trưởng thành (18 – 65 tuổi) lên tới khoảng 30%. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi và có tới 20 – 60% trường hợp mắc bệnh mà không được chẩn đoán, phát hiện.
Các bệnh tuyến giáp thường gặp
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp hoạt động bình thường giúp giữ ổn định nhịp độ trao đổi chất của cơ thể để cơ thể khỏe mạnh.
Bệnh tuyến giáp là những rối loạn hormon sản xuất từ tuyến giáp. Hormon tiết quá nhiều hoặc quá ít gây ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của cơ thể gây ra nhiều bệnh lý.
Bệnh tuyến giáp có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 5 – 8 lần nam giới.
Sự hoạt động bất thường của tuyến giáp gây ra những bệnh tuyến giáp phổ biến như:
– Cường giáp: do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
– Suy giáp: do cơ thể không tiết đủ lượng hormon cần thiết làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới.
– Bướu giáp (Bướu cổ) do sự phát triển của tế bào bất thường hoặc tăng kích thước tuyến giáp.
– Ung thư tuyến giáp do sự hình thành từ các tác bào ác tính của tuyến giáp.
10 dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp
Những bất thường tại tuyến giáp gây ra nhiều ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Khi mắc bệnh lý tuyến giáp, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu bất thường:
– Bướu cổ, sưng cổ
Biểu hiện rõ ràng, dễ nhận thấy nhất của bệnh lý tuyến giáp chính là tình trạng sưng cổ hoặc bướu cổ. Bướu cổ cũng thường đi kèm với tình trạng thiếu hụt i-ốt. Người bệnh dễ cảm thấy hụt hơi, khó nói chuyện, hô hấp.
– Hội chứng đau cơ khớp, viêm cánh tay
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tuyến giáp chính là đau cơ khớp, cứng khớp do cường giáp. Ngược lại, nếu lượng hormon tín hiệu bị thiếu, não gửi thông tin đến các cơ quan chậm hơn so với bình thường cũng gây ra tình trạng tê ngứa cánh tay.
– Suy yếu da, tóc
Với suy giáp, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tóc xơ, giòn, dễ gãy, da khô, bong tróc. Đây là hệ quả do sự rối loạn hormon trong cơ thể. Đặc biệt, khi hormon thiếu hụt nhiều, người bệnh bị rụng lông và tóc, da trở nên cực kỳ mẫn cảm.
– Rối loạn kinh nguyệt, nguy cơ vô sinh
Suy giáp có tác động trực tiếp tới kinh nguyệt. Nếu bị suy giáp, người bệnh thường có kỳ kinh đến sớm hơn, tần suất cao hơn. Nếu bị cường giáp, kỳ kinh thường ngắn và ít xuất hiện hơn. Rối loạn kinh nguyệt khiến các nang trứng cũng bị rối loạn gây ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và sinh con.

– Giảm ham muốn
Bệnh lý tuyến giáp có liên quan trực tiếp tới hormon trong cơ thể. Bệnh phát triển sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố làm giảm ham muốn, gây vô sinh ở nữ giới.
– Thay đổi cholesterol
Người mắc bệnh tuyến giáp thường thay đổi cholesterol thất thường.
– Hệ tiêu hóa gặp vấn đề
Hormon tuyến giáp thay đổi sẽ dẫn đến nhiều thay đổi ở các bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Người bệnh bị tuyến giáp có nguy cơ cao mắc các bệnh đường tiêu hóa. Trong đó, người bệnh suy giáp thường bị táo bón còn cường giáp thường bị đau bụng, tiêu chảy.
– Tăng huyết áp
Thay đổi hormon tuyến giáp gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch: tăng giảm sức bơm máu và nhịp tim. Trong đó, suy giáp thường làm tăng huyết áp còn cường giáp thường gây ra giảm huyết áp.
– Lo âu, trầm cảm, mệt mỏi
Sự suy giảm hormon do bệnh lý tuyến giáp khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Đặc biệt, khi cơ thể sản xuất quá ít hormon tuyến giáp thì lượng hormon serotonin (giúp cơ thể cảm thấy vui vẻ, thoải mái) cũng bị suy giảm khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ rơi vào trầm cảm.
– Thay đổi cân nặng
Với trường hợp cường giáp, người bệnh thường xuyên cảm thấy đói, và dù ăn nhiều thì cân nặng vẫn giảm. Với suy giáp, người bệnh thường không muốn ăn và dù không ăn thì cân nặng vẫn tăng bất thường.
Phát hiện sớm bệnh lý đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng đồng thời giúp điều trị bệnh hiệu quả, phục hồi sức khỏe tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lý về tuyến giáp
Dinh dưỡng lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh tuyến giáp hiệu quả. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển, hãy xây dựng một chế độ ăn lành mạnh với các loại thực phẩm phù hợp

– Cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể qua các loại thực phẩm như: gia vị muối, tảo bẹ, rong biển, hải sản… Cần lưu ý dùng i-ốt với mức độ vừa phải, tránh dư thừa.
– Tăng cường rau xanh, trái cây để cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau cơ, nhịp tim không đều.
– Bổ sung axit béo omega trong cá hồi, tôm, thịt bò…
– Dùng các loại sữa chua ít béo tốt cho tuyến giáp để bổ sung thêm i-ốt, vitamin D.
– Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể để hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp. Ưu tiên các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều….
– Bổ sung selen (thịt bò, cá, gà, hàu, phô mai…)
Trên đây là những thông tin chung về bệnh lý tuyến giáp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?
Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?
Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?
Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát […]

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]