Cường giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

03/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Cường giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh cường giáp là gì?

Hình ảnh so sánh giữa người bình thường và người mắc bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp (hyperthoidism) là tình trạng tuyến giáp hoạt động nhiều hơn mức bình thường. Từ đó tạo nên nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể. Làm tăng lượng hormone trong máu. Việc này gây những tổn hại nghiêm trọng về tim, xương, cơ, khả năng sinh sản.

Nguyên nhân của bệnh cường giáp

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cường tuyến giáp, có thể kể đến như:

Bệnh Basedow: 

Khoảng 70% trường hợp bệnh cường giáp có nguyên nhân từ bệnh Basedow. Căn bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ trẻ có độ tuổi từ 20-50 tuổi. Và bệnh có xu hướng phát triển trong gia đình.

Nhân tuyến giáp hoạt động quá mức: 

Nhân tuyến giáp là các cục u chịu trách nhiệm điều chỉnh sự hoạt động của tuyến giáp. Bệnh cường giáp có thể xảy ra nếu như các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức. Đây là loại cường giáp thường lành tính. 

Viêm tuyến giáp: 

Tuyến giáp bị viêm gây tổn thương cấu trúc các nang tuyến giáp bình thường dẫn đến rò rỉ hormone tuyến giáp ra ngoài. 

Nếu viêm tuyến giáp kéo dài trên 18 tháng, tuyến giáp có thể trở nên kém hoạt động và gây ra tình trạng suy giáp. Tuy nhiên, cường tuyến giáp trong trường hợp này có thể kéo dài đến 3 tháng trước khi cấu trúc mô học của tuyến giáp trở lại bình thường. 

Tăng tiêu thụ i-ốt: 

Tuyến giáp cần i-ốt để sản xuất hormone giáp. Nếu tiêu thụ i-ốt quá mức, tuyến giáp có thể sản xuất quá mức hormone giáp, dẫn đến tình trạng cường giáp.

Lạm dụng hormone tuyến giáp: 

Sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp trong quá trình điều trị bệnh lý tuyến giáp khác có thể dẫn đến sự sản xuất quá mức hormone giáp. Từ đó dẫn đến tình trạng cường giáp.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến  phát triển của bệnh cường giáp, bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới bị cường giáp do estrogen, hormone nữ, tác động đến chức năng của tuyến giáp.
  • Độ tuổi: Người trưởng thành tuổi trung niên có nguy cơ cao mắc cường giáp.
  • Sự tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại trong môi trường hóa chất, điện tử hoặc các chất độc hại khác có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tuyến giáp. 
  • Dùng thuốc: Sử dụng nhiều loại thuốc như amiodarone, lithium, phenytoin và interleukin-2 có thể dẫn đến bệnh cường giáp.

Dấu hiệu của bệnh cường giáp

Hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Nếu có quá nhiều hormone tuyến giáp, mọi chức năng của cơ thể đều có xu hướng gia tăng. Vì vậy nhiều người bệnh có các triệu chứng sau:

  • Người bệnh cảm giác sợ nóng, da nóng, tăng tiết mồ hôi và sốt nhẹ 37.5-38 độ C
  • Bị đánh trống ngực, có cảm giác hồi hộp, khó thở khi xúc động hoặc làm việc gắng sức
  • Bồn chồn, lo lắng, khó ngủ, tính khí thất thường, dễ cáu gắt. Có thể xảy ra rối loạn tâm thần biểu hiện bằng cơn kích động hoặc tình trạng lú lẫn hay hoang tưởng
  • Run ở đầu ngón tay
  • Rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân nữ trẻ
  • Da mỏng, tóc giòn và yếu cơ đặc biệt là ở cánh tay và đùi
  • Thường gặp tiêu chảy không kèm đau quặn: 5-10 lần/ngày
  • Thường sụt cân nhanh mặc dù ăn vẫn bình thường hoặc có khi ăn khỏe. Một số ít bệnh nhân trẻ tuổi có khi lại tăng cân nghịch thường.
  • Bệnh Basedow còn có thêm biểu hiện ở mắt: chói mắt, chảy nước mắt, cảm giác nóng rát mắt, lồi mắt.

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị cường giáp

Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp:

  • Giới tính nữ.
  • Tuổi từ 20 đến 50 tuổi.
  • Người đã từng mang thai và sinh con trong vòng 6 tháng.
  • Người từng mắc bệnh về tuyến giáp hoặc có phẫu thuật liên quan đến tuyến giáp.
  • Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về tuyến giáp.
  • Thiếu máu ác tính (thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12).
  • Người mắc đái tháo đường type I, suy thượng thận nguyên phát hoặc rối loạn nội tiết tố.
  • Người cung cấp nhiều iot hơn bình thường.

Biến chứng của bệnh cường giáp

Trên tim mạch: 

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của cường giáp.

  • Rung nhĩ: nhịp tim không đều dễ dẫn đến hình thành cục máu đông ở trong tim, có thể di chuyển đến các mạch máu não, tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Suy tim sung huyết: do máu không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể vì nhịp tim nhanh không đủ thời gian để chứa máu trong buồng tim.
  • Loãng xương: hormone giáp tăng cao gây ảnh hưởng việc đưa canxi vào xương, khiến cơ thể thiếu các chất làm cho xương chắc khỏe như canxi và chất khoáng làm cho xương dễ yếu và giòn.

Trên mắt: 

Rối loạn ở mắt ảnh hưởng đến các cơ và mô xung quanh mắt gây nên tình trạng:

  • Mắt lồi.
  • Mắt cảm thấy khô và có sạn gây nên tình trạng cộm mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mí mắt sưng, đỏ đôi khi bị kéo lại.
  • Mắt đỏ hoặc viêm.
  • Xuất hiện mờ hoặc nhìn đôi.
  • Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng giảm thị lực.
Mắt lồi là một hậu quả của bệnh cường giáp

Trong thai kỳ:

Tuyến giáp hoạt động quá mức trong thai kỳ có thể làm tăng một số nguy cơ cho bà mẹ và thai nhi như:

Cơn bão giáp:

Đây là tình trạng cấp cứu, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cơn bão giáp có thể bị kích hoạt bởi các yếu tố như nhiễm trùng, uống thuốc không đúng cách, tổn thương tuyến giáp,… Các triệu chứng hay gặp của cơn bão giáp bao gồm:

  • Sốt.
  • Nhịp tim nhanh (lớn hơn 100 lần/phút) hoặc rất nhanh cao (lớn hơn 150 lần/phút), có thể xuất hiện loạn nhịp, suy tim tiến triển nhanh, trụy tim mạch.
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Mất nước
  • Lú lẫn, mê sảng, kích động.

Điều trị cường giáp như thế nào?

Có thể sử dụng một số loại thuốc kê đơn để điều trị bệnh

Có 3 phương pháp điều trị cường giáp hiệu quả nhất. Các phương pháp này nhằm đưa lượng hormone tuyến giáp trở lại bình thường. Và giảm các triệu chứng khó chịu do tình trạng gia tăng hormone giáp trong máu gây ra

Điều trị bằng thuốc:

– Thuốc chẹn beta giúp  giảm triệu chứng như run, tim đập nhanh và lo lắng.

– Thuốc kháng giáp: Có hiệu quả trong điều trị bệnh Basedow sau 18-24 tháng nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ ở khoảng 5% bệnh nhân sử dụng.

Sử dụng liệu pháp phóng xạ:

I-ốt phóng xạ được sử dụng để phá hủy các tế bào tuyến giáp tạo ra hormone tuyến giáp. Phương pháp này có tính hiệu quả trong hơn nửa thập kỷ qua, tuy nhiên không được chỉ định sử dụng với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Phương pháp này đã được chứng minh tính hiệu quả trong hơn nửa thập kỷ qua. Tuy nhiên, phụ nữ dự định hoặc đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú không được chỉ định sử dụng phương pháp này.

Phẫu thuật tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc hầu hết tuyến giáp có hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh cường giáp. Phẫu thuật này được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm về phẫu thuật tuyến giáp để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin về bệnh cường giáp. Để biết được cụ thể tình trạng của mình, hãy liên hệ HOTLINE 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm

Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp chứng đau nửa đầu sau sinh lên tới 39%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thay đổi hoocmon, căng thẳng, thiếu máu lên não… Để DoLife mách mẹ những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này! Cảnh báo […]

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]