Chi tiết về các loại u nang buồng trứng và cách điều trị phù hợp

16/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Tỉ lệ u nang buồng trứng ở nữ giới chiếm 5 – 10% dân số nữ. Đây là bệnh lý phụ khoa phổ biến, nếu được điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm, biến chứng. Vậy cách chữa trị từng loại u nang buồng trứng như thế nào?

Điểm mặt gọi tên một số loại u nang buồng trứng thường gặp

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ thường mang ít nhất 1 u nang trong đời. U nang buồng trứng chiếm khoảng 3.6% các bệnh lý phụ khoa. Trong đó, 90% trường hợp là mang u lành tính, không có triệu chứng và cũng không gây hại.

Trong số các trường hợp bị u nang buồng trứng, có tới hơn 75% là u cơ năng, 25% u phát triển thành u tân sinh thực sự và 10% là u ác tính.

Một số loại u nang buồng trứng thường gặp ở phụ nữ như:

U nang đơn thùy

– Nguyên nhân: Do rối loạn nội tiết tố.

– Đặc điểm:

+ Là mô mỏng, có một vách ngăn, u không nhú, kích thước không lớn.

+ Đa phần là u lành tính, có thể tự tiêu sau một thời gian.

Dấu hiệu nhận biết: Biểu hiện lâm sàng của u nang đơn thùy thường khó nhận biết và không rõ ràng. Một số dấu hiệu người bệnh có thể lưu ý như:

+ Đau vùng bụng dưới rồi lan ra khắp ổ bụng.

+ Mệt mỏi, rối loạn nhịp tim.

+ Có khi sốt cao, buồn nôn.

+ Kinh nguyệt thất thường: trễ, rong kinh…

Thông thường, u nang đơn thùy có thể tiêu đi trong chu kỳ kinh nguyệt đó hoặc sau 2 – 3 kỳ kinh và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, u nang có thể phát triển lớn gây ra biến chứng nguy hiểm như: xoắn nang, vỡ nang. Hoặc nếu u xuất hiện trong giai đoạn mang thai, u nang thùy có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

U nang buồng trứng có nhiều thể khác nhau
U nang buồng trứng có nhiều thể khác nhau

Nang xuất huyết

Nang xuất huyết khác với hiện tượng xuất huyết sinh lý diễn ra mỗi tháng khi trứng rụng ở nữ. Nang xuất huyết có thể xảy ra ở nang bất kỳ với biểu hiện lâm sàng là đau vùng chậu cấp. 

Với trường hợp u nang buồng trứng có mạch máu bị vỡ gây xuất huyết nhiều, bệnh nhân cần được can thiệp kịp thời để tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Nang hoàng thể

– Nguyên nhân: Noãn sau khi được phóng ra thì không thoái hóa được

– Đặc điểm:

+ Nang có kích thước từ 3 – 10cm. Một số trường hợp, kích thước của nang có thể tăng trưởng, lớn hơn cả buồng trứng.

+ Có thể gây xoắn buồng trứng hoặc tự xuất huyết trong nang.

– Dấu hiệu:

+ Nang lớn gây đau.

+ Khi nang chứa đầy máu bị vỡ sẽ gây ra cơn đau đột ngột và dữ dội ở bụng.

+ Phát hiện dịch ổ bụng ít, vừa hoặc nhiều khi siêu âm bụng

Đa phần nang hoàng thể có thể tự biến mất sau một vài chu kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp, nang có thể tự vỡ gây xuất huyết ổ bụng và cần cấp cứu gấp.

Nang lạc nội mạc ở buồng trứng

Nang lạc nội mạc tử cung là bệnh lý lành tính nhưng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời.

– Triệu chứng:

+ Thường xuyên đau bụng âm ỉ và đau dữ dội vào kỳ kinh.

+ Đau khi giao hợp.

+ Sờ vào vùng bụng dưới rốn có thể thấy khối u nhô lên (trong trường hợp u có kích thước lớn).

Nang nội mạc tử cung ở buồng trứng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ:

– Đau vùng chậu mạn tính

– Khó thụ thai, thậm chí vô sinh.

– Rối loạn chức năng buồng trứng.

– Suy chức năng buồng trứng sớm.

Lạc nội mạc tử cung nếu tồn tại kéo dài có thể gây tổn thương hoặc dẫn đến một số biến chứng như: Xoắn phần phụ, vỡ nang, u to chèn ép, gây rối loạn chức năng của các cơ quan vùng chậu…

Đặc biệt, người bệnh có bệnh lý lạc nội mạc tử cung nên lên kế hoạch mang thai sớm, tránh việc viêm nhiễm xảy ra nặng nề hơn, gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

U nang bì

U nang bì (u nang quái) thường chứa các mô răng, tóc, lông, bã đậu, nằm ở 1 bên của buồng trứng.

U nang bì thường xuất hiện ở độ tuổi 20 – 30 cùng tỷ lệ chuyển biến thành ác tính từ 1 – 5%. Các dấu hiệu của loại u nang này thường không đặc trưng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số dấu hiệu thường gặp ở người bệnh mang u nang bì như:

– Đau bụng kéo dài.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: trễ kinh, rong kinh.

– Đau rát, chảy máu khi quan hệ.

– Đầy hơi, chán ăn.

– Cân nặng thay đổi đột ngột, có thể tăng hoặc giảm.

Điều trị u nang buồng trứng như thế nào?

U nang không nhất định là phải mổ để loại bọ. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp và tốt nhất cho người bệnh. Thông thường, với trường hợp khối u lớn hơn 5cm, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật loại bỏ khối u sớm đồng thời sinh thiết xác định tình trạng tế bào.

Tùy tình trạng u nang mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp
Tùy tình trạng u nang mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Có 3 phương pháp điều trị u nang buồng trứng thường được áp dụng:

Dùng thuốc tránh thai

Thông thường, u nang buồng trứng lành tính có thể tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh. Nếu u nang tái phát, người bệnh có thể được kê toa thuốc tránh thai để ngừa rụng trứng và ngăn sự phát triển của u mới. Bên cạnh đó, uống thuốc tránh thai cũng giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng – thường có nguy cơ cao ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Nội soi cắt u nang buồng trứng

Tùy vào tình trạng u, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u nang cho người bệnh. Phương pháp này thường được thực hiện với các trường hợp u nang nhỏ và chẩn đoán không phải là ung thư.

Mổ mở cắt u nang buồng trứng

Với trường hợp u nang lớn, phức tạp, bác sĩ sẽ chỉnh định mổ ổ bụng lấy u ra ngoài. Bên cạnh đó, khối u cũng được tiến hành sinh thiết để xác định xem có phải là ung thư hay không. Với trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện cắt bỏ cả buồng trứng và tử cung của người bệnh.

Làm sao để phòng ngừa u nang buồng trứng

Thực tế, không thể phòng ngừa u nang buồng trứng. Tuy nhiên, vấn đề này có thể phát hiện sớm thông qua việc kiểm tra phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Để hạn chế nguy cơ xuất hiện u nang ở buồng trứng, chị em phụ nữ lưu ý:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp. Đặc biệt, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa.

– Uống đủ 2 lít nước/ngày.

– Sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao điều độ.

– Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá…

– Giữ vệ sinh vùng kín.

– Tránh nạo phá thai.

Khám phụ khoa định kỳ chính là biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất để phòng ngừa và sớm phát hiện u nang buồng trứng. Đặc biệt, chị em cần thông báo với bác sĩ sớm nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường:

– Chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi.

– Thường xuyên đau vùng chậu.

– Cân nặng thay đổi bất thường.

– Đầy bụng, ăn không ngon.

Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích về các loại u nang buồng trứng. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát […]

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]