Tăng huyết áp ác tính: Những điều cần biết

22/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tăng huyết áp ác tính chỉ chiếm khoảng 1% số trường hợp tăng huyết áp nhưng lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cả tính mạng người bệnh. Làm sao để phát hiện tình trạng này? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Tổng quan về tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp ác tính là gì?

Tăng huyết áp ác tính là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu, có tổn thương cơ quan đích, tác động đến các cơ quan nhạy cảm với huyết áp như: tim, não, thận, mắt… Bệnh thường gặp ở người trẻ, người hẹp động mạch thận hoặc có tiền căn suy thận…

Tăng huyết áp ác tính cần phải được phát hiện kịp thời và chữa trị ngay lập tức để không gây hại tới các cơ quan nội tạng. Việc không được điều chỉnh để đưa huyết áp về mức ổn định có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm: suy tim, đột quỵ, mù lòa, nhồi máu cấp, đột quỵ… Thậm chí, một số trường hợp còn dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân

Tăng huyết áp ác tính thường xảy ra ở người có tiền sử cao huyết áp. Đặc biệt, bệnh phổ biến ở nam giới và người hút thuốc. Bên cạnh đó, những người có chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tăng huyết áp ác tính.

Một số nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng này như:

– Suy thận, rối loạn chức năng thận, hẹp động mạch thận.

Tiền sản giật ở mẹ bầu từ tuần thai thứ 20.

– Chấn thương tủy sống.

– Hẹp van động mạch chủ.

– Tác dụng phụ từ các loại thuốc như: thuốc ngừa thai, thuốc ức chế monoamin oxydase, cocaine, amphetamine,…

– …

Người bệnh tăng huyết áp nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến cơ sở y tế ngay để được xử trí, cấp cứu kịp thời, tránh nguy cơ tăng huyết áp ác tính, nguy hại tới sức khỏe.

Các triệu chứng của cao huyết áp ác tính thường khá rõ ràng
Các triệu chứng của cao huyết áp ác tính thường khá rõ ràng

Triệu chứng của tăng huyết áp ác tính

Triệu chứng

Tăng huyết áp thông thường phần lớn không gây triệu chứng. Nhưng tăng huyết áp ác tính thường có triệu chứng rõ ràng:

– Thay đổi tầm nhìn, mắt nhìn mờ.

– Cảm giác bị đè nén lên ngực, tức ngực.

– Giảm khả năng tập trung, hay quên.

– Buồn nôn, nôn ói.

– Tê cứng tứ chi, cơ mặt.

– Đau đầu, khó thở.

– Tiểu ít, tiểu khó.

Với trường hợp tăng huyết áp ác tính do bệnh não, người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng liên quan tới não bộ như:

– Co giật

– Tê, yếu, liệt nửa người

– Thờ ơ 

– …

Tăng huyết áp ác tính hạ kali máu là trường hợp cần đặc biệt lưu ý. Trong đó, người bệnh cần cẩn trọng với các biến cố nguy hiểm:

– đột quỵ

– Liệt đột ngột 2 chi dưới

– Rối loạn nhịp tim

– …

Biến chứng

Tăng huyết áp ác tính là tình trạng nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm lên não, tim, thận. Nếu phát hiện và xử trí muộn, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ quả nghiêm trọng:

– Tim: suy tim, phình động mạch chủ, phì đại thất trái, bệnh mạch vành, loạn nhịp, đột tử…

– Thận: Suy thận

– Não: Nhồi máu não, Xuất huyết não, Xuất huyết dưới màng nhện gây đột quỵ

Huyết áp càng cao, nguy cơ người bệnh gặp biến chứng càng lớn.

Tăng huyết áp ác tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Tăng huyết áp ác tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị tăng huyết áp ác tính

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tăng huyết áp ác tính, bác sĩ dựa trên:

– Triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

– Khai thác các thông tin liên quan: tiền sử tăng huyết áp, biểu hiện, các loại thuốc và biện pháp điều trị đang áp dụng.

– Kết quả các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán: Điện tâm đồ, Xét nghiệm máu, Xét nghiệm ure trong máu, Siêu âm thận, Chụp X-quang ngực, Khám mắt, Chụp MRI hoặc CT…

Điều trị

Tăng huyết áp ác tính là tình trạng nguy hiểm, cần được chăm sóc y tế trong thời gian sớm nhất. Người bệnh cần được hạ huyết áp xuống mức lý tưởng một cách an toàn để tránh tối đa các biến chứng có thể xảy đến.

Phương pháp phổ biến trong điều trị tăng huyết áp ác tính chính là dùng thuốc kiểm soát huyết áp qua đường tĩnh mạch để giúp thuốc phát huy ngay lập tức tác dụng. Sau khi truyền thuốc kiểm soát huyết áp qua đường tĩnh mạch trong phòng cấp cứu, người bệnh được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi đến khi huyết áp ổn định. 

Người bệnh được kê đơn các loại thuốc nhằm kiểm soát huyết áp và hỗ trợ ổn định huyết áp tại nhà. 

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời tái khám thường xuyên để được chăm sóc tốt nhất.

Phòng ngừa

Nguyên tắc hàng đầu với bệnh nhân tăng huyết áp chính là kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bên cạnh đó, người bị tăng huyết áp cần duy trì sử dụng thuốc đúng liều lượng để ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp ác tính.

Một số biện pháp hỗ trợ cân bằng huyết áp, phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp như:

– Ăn uống lành mạnh, áp dụng chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp (DASH).

– Hạn chế dùng muối.

– Tập thể dục phù hợp với sức khỏe tối thiểu 30 phút/ngày.

– Quản lý tình trạng căng thẳng, mệt mỏi của bản thân.

– Không hút thuốc.

– Theo dõi huyết áp thường xuyên.

Đo huyết áp tại nhà thường xuyên để kiểm soát tình trạng huyết áp
Đo huyết áp tại nhà thường xuyên để kiểm soát tình trạng huyết áp

Trên đây là những thông tin chung về Tăng huyết áp ác tính. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nếu như mẹ đang có những thắc mắc tương tự, cùng theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết nhé! Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sinh non  Trẻ sinh non là trẻ […]

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?

Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]

Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]