Tăng áp động mạch phổi có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Căn bệnh này hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Vậy bệnh có nguyên nhân, triệu chứng và để lại hậu quả gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tăng áp động mạch phổi là gì?
Tăng áp động mạch phổi hay còn gọi là tăng áp phổi. Căn bệnh này xảy ra do sự tăng bất thường áp lực động mạch phổi. Căn bệnh này có thể là hậu quả của bệnh:
- Suy tim thai
- Tổn thương nhu mô phổi
- Bệnh lý mạch máu
- Huyết khối tắc mạch
- Hoặc cũng có thể do sự kết hợp tất cả các yếu tố trên.
Khoảng 1% người dân trên thế giới bị tăng áp phổi. Tăng áp phổi khiến tim phải phải làm việc vất vả hơn bình thường để bơm máu vào phổi. Điều này có thể làm tổn thương tim và gây ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực và chóng mặt.
Tăng áp phổi được chia thành năm nhóm khác nhau:
- Nhóm 1: Tăng áp phổi do tăng áp động mạch phổi.
- Nhóm 2: Tăng áp phổi do bệnh tim trái.
- Nhóm 3: Tăng áp phổi do bệnh phổi và/hoặc thiếu oxy.
- Nhóm 4: Tăng áp phổi do tắc nghẽn động mạch phổi, trong đó có tăng áp phổi do thuyên tắc huyết khối mạn tính.
- Nhóm 5: Tăng áp phổi không rõ nguyên nhân và/hoặc do nhiều nguyên nhân.
Triệu chứng của bệnh tăng áp phổi
Bệnh tăng áp động mạch phổi có những triệu chứng rất khó nhận biết. Các triệu chứng có thể diễn tiến trong nhiều năm trước khi chẩn đoán. Điều này là do các triệu chứng của bệnh tăng áp phổi cũng tương tự như triệu chứng một số bệnh lý khác.
Các triệu chứng của bệnh có thể kể đến như:
- Đau ngực;
- Ho khan hoặc ho ra máu;
- Hụt hơi;
- Chóng mặt có thể dẫn đến ngất xỉu;
- Buồn nôn và nôn;
- Khàn tiếng;
- Mệt mỏi;
- Bụng to, phù chân hoặc bàn chân;
- Thở khò khè.
Các triệu chứng có thể diễn tiến nặng tăng dần theo thời gian. Ví dụ, trong giai đoạn đầu của bệnh tăng áp phổi, bạn có thể chỉ bị khó thở khi tập thể dục. Khi bệnh tiến triển, tình trạng khó thở sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Nguyên nhân gây tăng áp phổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng áp động mạch phổi. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:
Tăng áp lực phổi (PAH)
Tình trạng hẹp, dày lên hoặc xơ cứng động mạch phổi có thể gây nên bệnh tăng áp lực phổi.Những bất thường này khiến cho máu chảy vào động mạch phổi và lên tuần hoàn phổi với áp lực lớn.
Các nguyên nhân có thể gây tăng áp động mạch phổi là: tăng áp động mạch vô căn, di truyền, bệnh tim bẩm sinh, ma túy, lupus.
Do bệnh tim trái
Khi áp lực trong tim trái tăng, máu từ phổi về tim sẽ bị cản trở. Điều này làm tuần hoàn phổi bị ứ trệ dẫn đến tăng áp phổi.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tăng áp phổi. Các nguyên nhân có thể gây tăng áp phổi do tim trái là: suy tim trái, bệnh van tim trái (van 2 lá, van động mạch chủ).
Do các bệnh phổi
Một số bệnh lý tại phổi có thể làm mạch máu ở phổi hẹp lại do chèn ép hoặc co thắt gây tăng áp phổi. Các bệnh lý ở phổi có thể gây tăng áp phổi bao gồm:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),
- Xơ phổi,
- Chứng ngưng thở lúc ngủ.
Do cục máu đông mạn tính hoặc tắc nghẽn động mạch phổi
Tắc nghẽn động mạch phổi làm cản trở máu chảy từ tim lên phổi gây tăng áp phổi. Đồng thời nó cũng gây tăng áp lực lên tim phải nhưng điều này lại càng làm tồi tệ hơn tình trạng tăng áp phổi.
Tình trạng tắc nghẽn động mạch phổi gây tăng áp phổi có thể do cục máu đông mạn tính (thuyên tắc động mạch phổi) hoặc khối u chèn ép động mạch phổi.
Các nguyên nhân khác
Tăng áp động mạch phổi đôi khi là hậu quả của những bệnh lý khác như:
- Rối loạn tế bào máu bao gồm: bệnh đa hồng cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu.
- Rối loạn viêm như sarcoidosis (u hạt).
- Rối loạn chuyển hóa bao gồm bệnh dự trữ glycogen (rối loạn quá trình tổng hợp, chuyển hóa, phân hủy glycogen).
- Bệnh thận.
Yếu tố nguy cơ gây tăng áp phổi
Tuy mọi đối tượng đều có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:
- Tuổi: nguy cơ mắc tăng áp phổi sẽ tăng lên khi bạn già đi, tăng áp phổi thường được chẩn đoán khi người bệnh trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi.
- Môi trường: tiếp xúc thường xuyên với các loại bụi phổi (như amiăng) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về phổi và dẫn đến tăng áp phổi.
- Di truyền: người mắc các bệnh như hội chứng Down, bệnh tim bẩm sinh, bệnh Gaucher (rối loạn làm tăng tích trữ mỡ trong các cơ quan) hoặc tiền sử gia đình có rối loạn đông máu có nguy cơ tăng áp phổi cao hơn.
- Thói quen sinh hoạt: hút thuốc và sử dụng ma túy có thể làm tăng nguy cơ tăng áp phổi.
- Thuốc: một số loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư và trầm cảm có thể làm dẫn đến nguy cơ tăng áp phổi.
- Giới tính: tăng áp phổi phổ biến hơn ở nữ giới.
Tăng áp lực động mạch phổi có nguy hiểm không?
Tăng áp động mạch phổi có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này có thể kể đến như:
- Tim phải to và suy tim: do tim phải (tâm thất phải) cần tăng hoạt động để thắng được sự tăng áp lực ở tuần hoàn phổi. Nếu tình trạng tăng áp phổi kéo dài hoặc trở nặng có thể làm tim phải to và suy tim.
- Hình thành cục máu đông: tuần hoàn phổi bị ứ trệ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở phổi.
- Rối loạn nhịp tim: để vượt qua được sự tăng áp lực tuần hoàn phổi tim cần tăng co bóp và số nhịp co bóp, điều này có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
- Chảy máu trong phổi: áp lực của tuần hoàn phổi tăng cao dẫn đến nguy cơ tổn thương hoặc vỡ các mạch máu ở phổi gây chảy máu trong phổi và ho ra máu.
- Ảnh hưởng đến mẹ bầu và bé: tăng áp phổi trong giai đoạn thai kỳ có thể đe dọa tính mạng của mẹ và bé.
Người bệnh tăng áp phổi cần lưu ý điều gì?
Bệnh tăng áp động mạch phổi hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những điều sau để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn:
- Bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nên tránh mang thai.
- Tăng cường miễn dịch đề phòng cúm và viêm phổi cho bệnh nhân tăng áp động mạch phổi.
- Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân tăng áp động mạch phổi.
- Giám sát tập luyện ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi.
- Nếu bệnh nhân đi máy bay, cần hỗ trợ oxy khi phân áp oxy trong máu động máu < 8 kPa (<60 mmHg).
- Khi phẫu thuật, gây tê tủy sống nên được thực hiện hơn là gây mê toàn thể.
- Điều trị tình trạng thiếu máu hay thiếu sắt cho bệnh nhân tăng áp động mạch phổi.
- Các hoạt động gắng sức thể lực gây triệu chứng bệnh không được khuyến cáo.
Trên đây là những thông tin về bệnh tăng áp động mạch phổi. Lưu ý những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tuyệt đối không thay thế được các chỉ định điều trị và dùng thuốc. Nếu có những triệu chứng của bệnh tăng áp phổi, hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]
Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]
Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?
Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]