Trên thế giới, cứ 1 triệu người thì có 2 – 25 người mắc tăng áp động mạch phổi. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, tỷ lệ này ở trẻ sơ sinh là 2/1000. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này trong bài viết bên dưới!
Tổng quan về tăng áp động mạch phổi
Ở người khỏe mạnh bình thường, áp lực động mạch phổi là 15 – 20mmHg.
Tăng áp động mạch phổi là tình trạng áp lực máu trong động mạch phổi khi nghỉ ngơi ≥ 25mmHg còn khi vận động ≥ 30mmHg. Đây là một loại tăng huyết áp, ảnh hưởng đến động mạch phổi và bên phải của tim.
Khi bị tăng áp động mạch phổi, áp lực lên thành động mạch phổi ở người bệnh thường xuyên tăng cao. Khi đó, hoạt động của buồng thất phải tăng cao làm tăng áp suất bơm máu qua phổi gây suy yếu cơ tim.
Tăng áp động mạch phổi gồm các dạng:
– Nguyên phát: Không rõ nguyên nhân.
– Thứ phát: thường gây ra bởi các bệnh lý như: bệnh tim bẩm sinh, suy tim, thuyên tắc phổi, phổi tắc nghẽn, rối loạn mô liên kết, AIDS…
Hiện bệnh lý này vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn, chỉ có thể giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Triệu chứng tăng áp động mạch phổi
Triệu chứng
Tăng áp động mạch phổi ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh thường diễn tiến âm thầm khiến nhiều người bệnh chủ quan.
Các triệu chứng bệnh thường gặp như:
– Nhanh cảm thấy hụt hơi, khó thở, kiệt sức khi vận động, tập luyện thể thao hoặc dùng sức.
– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau thắt ngực.
– Sưng phù mắt cá chân, chân, tay.
– Mạch, nhịp tim nhanh bất thường.
– Xuất hiện các vết xanh, tím ở da, môi.
– Thường xuyên chóng mặt, ngất xỉu.
– Chướng bụng, khó tiêu.
– Yếu cơ. Xương ức nhô cao.
– Tiếng thổi ở tim.
– Gan to.
– …
Biến chứng
Tăng áp động mạch phổi nếu không được phát hiện và điều trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
– Bệnh tim, suy tim phải, tiên lặng nặng dễ gây tử vong.
– Tăng hình thành cục máu đông trong động mạch phổi, nhồi máu phổi, hẹp tắc mạch máu lớn gây sốc, tử vong.
– Loạn nhịp tim kèm các triệu chứng: chóng mặt, đánh trống ngực, ngất xỉu.
– Ho ra máu, chảy máu trong phổi, đe dọa tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân gây tăng áp động mạch phổi
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến tăng áp trong động mạch phổi chính là những thay đổi trong tế bào lót động mạch phổi gây tăng huyết áp, mạch máu bị thu hẹp hoặc ngăn chặn khến động mạch trở nên cứng hoặc hẹp đi.
Có hai nhóm nguyên nhân chính:
– Nguyên phát: Không xác định rõ nguyên nhân. Trong đó, các yếu tố nguy cơ gồm:
+ Yếu tố di truyền
+ Đột biến gen, tim bẩm sinh
+ Ảnh hưởng từ các loại thuốc giảm cân
+ Bệnh lý mao mạch, tĩnh mạch, tĩnh mạch phổi bị tắc nghẽn, Xơ gan, HIV…
– Thứ phát: Xảy ra phổ biến hơn do các nguyên nhân như:
+ Bất thường tại tim: Bệnh van tim, Tâm thất trái phì đại, Suy tim, Tim bẩm sinh…
+ Bất thường tại phổi: Phổi tắc nghẽn mãn tính, Ngưng thở khi ngủ, Xơ phổi…
+ Cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch phổi
+ Rối loạn mô liên kết: lupus, xơ cứng bì…
+ Sử dụng chất kích thích: cocain…
+ Mắc bệnh gan mãn tính
+ Thiếu tế bào máu hình liềm
+ Mắc bệnh phổi gây sẹo giữa các phế nang trong mô giữa
+ …
Đối tượng nguy cơ
Tăng áp động mạch phổi giai đoạn đầu thường ít có triệu chứng điển hình. Bởi vậy, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:
– Bệnh nhân mắc tim bẩm sinh
– Người đang mắc các bệnh hệ thống như lupus ban đỏ, xơ cứng bì…
– Người bệnh nhiễm HIV
– Người bệnh có tiền sử xơ gan, tăng tĩnh mạch cửa
– Tiền sử gia đình có thành viên mắc tăng áp động mạch phổi
Phương pháp điều trị tăng áp động mạch phổi
Tăng áp động mạch phổi là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già. Đây là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, đau ngực, khó thở, yếu cơ… nguwofi bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị hỗ trợ
Hỗ trợ người bệnh trong điều trị, các biện pháp thường được áp dụng như:
– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, gắng sức…
– Dùng các loại thuốc chống đông theo đường uống.
– Dùng thuốc lợi tiểu
– Thở oxy liên tục khi áp lực riêng oxy máu động mạch (PaO2) <60mmHg hoặc SpO2 >90%.
– Dùng thuốc chống loạn nhịp trong các trường hợp có rối loạn nhịp tim.
Điều trị nguyên nhân
Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý gây tăng áp động mạch phổi thứ phát mà người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp.
Dùng thuốc điều trị đặc hiệu
Điều trị tăng áp động mạch phổi tùy tình trạng và nguyên nhân bệnh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:
– Thuốc chẹn canxi với các trường hợp tăng áp động mạch phổi nguyên phát
– Nhóm thuốc ức chế enzym Phosphodiesterase-5 với các trường hợp tăng áp động mạch phổi ở mức khó thở.
– Nhóm thuốc kháng thụ thể endotheline để cải thiện triệu chứng và dung nạp gắng sức.
– Nhóm Prostacyclin trong các trường hợp tăng áp động mạch phổi nặng.
Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào đều cần có chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh không được tự ý chẩn đoán và điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin chung về Tăng áp động mạch phổi. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy
Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]
Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?
Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]