Bụi phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

17/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo thống kê từ Bộ Y tế, nước ta có gần 28.000 lao động mắc bệnh bụi phổi. Và số liệu thực tế có thể lớn hơn nhiều lần con số thống kê. Bụi phổi nếu không được điều trị sẽ khiến buồng phổi xơ cứng, về lâu dài làm mất khả năng lao động và thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh bụi phổi là gì?

Bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi (bụi trong phổi/ Pneumoconiosis) là bệnh lý thuộc nhóm bệnh phổi kẽ mà nguyên nhân gây bệnh chính là việc hít phải một số loại bụi khiến phổi bị tổn thương. 

Bệnh hình thành do sự tích tụ bụi bẩn tại phổi trong thời gian dài. Khi người bệnh hít thở, khói bụi theo đường thở đi vào trong phổi. Những hạt bụi có kích thước lớn có thể bị đường thở giữ lại và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, những hạt bụi nhỏ lại có thể tiến sâu vào phế nang khiến việc đào thải diễn ra chậm hoặc thậm chí không đào thải. Khi những hạt bụi này không được loại bỏ, người bệnh có thể bị viêm phổi, phổi hình thành mô sẹo. Các mạch máu và túi khí trong phổi cũng bị tổn thương gây cản trở đường thở khiến việc hô hấp của người bệnh gặp khó khăn.

Bụi phổi còn được gọi là bệnh phổi nghề nghiệp bởi bệnh thường gặp phải khi người bệnh làm việc ở những nơi có nhiều bụi bẩn. Đây cũng là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách 30 bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục thanh toán bảo hiểm y tế. Các trường hợp mắc bệnh bụi phổi lên tới 74%.

Phân loại bệnh

Tùy thuộc vào loại bụi trong phổi người bệnh mà bệnh có thể xuất hiện ở những dạng khác nhau. Các loại bệnh bụi phổi thường gặp như:

– Bệnh bụi phổi amiăng khi hít phải sợi amiăng

– Bệnh bụi phổi silic khi hít phải bụi silic

– Bệnh bụi phổi công nhân than (CWP hay phổi đen) khi hít phải bụi mỏ than.

Bệnh có hai dạng là đơn giản và phức tạp:

– Dạng đơn giản: chụp Xquang có thể quan sát thấy các mô sẹo nhỏ có hình vòng tròn, dày lên như những nốt sần.C

– Dạng phức tạp: phổi xuất hiện nhiều sẹo (bệnh xơ phổi), gây biến chứng và có diễn tiến phức tạp.

Khi tiến triển nặng, bệnh có thể gây ra tình trạng suy phổi gây suy thoái, tàn phá các cơ quan nội tạng, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Bệnh có thể tiến triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự xâm nhập của hạt bụi. Thông thường, bụi xâm nhập vào phổi nhiều năm mới phát triển thành bệnh. Với trường hợp người bệnh hít phải lượng lớn bụi silic, phổi có thể gặp nguy hiểm chỉ sau một thời gian ngắn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bụi phổi chính là việc người bệnh phải tiếp xúc với bụi nhỏ trong thời gian dài. Trong đó, phổ biến là bụi amiăng, bụi than, silic trong quá  trình lao động.

Đa phần bệnh thường phát triển mạnh sau khoảng 5 – 10 năm khi bệnh nhân tiếp xúc với loại bụi này.

Triệu chứng bệnh bụi phổi

Bụi trong phổi không có dấu hiệu bệnh đặc trưng. Triệu chứng bệnh tùy theo tác nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng cũng không giống nhau.

Một số triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh lý này như:

– Ho: ho khan, ho có đờm đen, ho ra máu vào buổi sáng.

– Tức ngực, ngực có cảm giác đau nhói.

– Khó thở, hụt hơi.

Nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc tích cực, bụi trong phổi diễn tiến có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng thường gặp ở người bệnh như:

Suy hô hấp

– Viêm phế quản mãn tính

Ung thư phổi

– Lao phổi

Suy tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh bụi phổi

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ có bụi trong phổi, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Với nhóm đối tượng có nguy cơ cao, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, người dân nên tầm soát định kỳ để sớm phát hiện và điều trị nếu có mắc bệnh.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý, bác sĩ tiến hành thăm khám, tìm hiểu về tiền sử bệnh lý, môi trường làm việc… Cùng với đó, người bệnh được chỉ định thực hiện các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán như:

– Kiểm tra thể chất

– Chụp X-quang/ Chụp CT ngực

– Xét nghiệm khí máu

– Sinh thiết lấy mô phổi

Từ kết quả thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và lên phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Cách điều trị

Bụi phổi là bệnh lý chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Trong việc điều trị bệnh, phương pháp được sử dụng chủ yếu hướng đến việc kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn ngừa sự diễn tiến bệnh lý và các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, dùng kháng sinh, rửa phổi, thở oxy là những biện pháp thường được áp dụng.

Giải pháp hỗ trợ

Để hỗ trợ cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, người bệnh cũng được khuyến cáo:

– Ngưng sử dụng thuốc lá (nếu người bệnh có hút thuốc).

– Tránh tiếp xúc với khói bụi. Thực hiện các phương pháp bảo vệ đường thở cẩn thận (nếu phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với bụi) và kiểm tra định kỳ.

– Sử dụng liệu pháp oxy hoặc thở máy nếu người bệnh có triệu chứng khó thở.

– Sử dụng thuốc giãn phế quản theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa có khuyến cáo từ chuyên gia.

Đẩy đẩy nhanh quá trình phục hồi sau điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân:

– Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.

– Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất.

– Thường xuyên tập thể dục để tăng cường thể lực, hỗ trợ phục hồi chức năng phổi.

Trên đây là những thông khoa học về bụi phổi. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]