Mẹ bầu mang thai đôi phải trải qua một thai kỳ nguy cơ cao, đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với việc mang thai đơn. Quá trình mang thai và sinh nở cũng vất vả hơn. “Sinh đôi có đẻ thường được không?” cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu? Để DoLife giúp mẹ giải đáp qua bài viết bên dưới!
Một số đặc điểm về thai đôi ở mẹ bầu
Mang thai đôi (mang song thai) là khi cùng một lúc trong bụng mẹ có hai em bé lớn lên. Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh đôi ở thai phụ có xu hướng tăng lên, thường là ở phụ nữ ngoài 35 tuổi.
Một số yếu tố khiến tỷ lệ mang thai đôi tăng lên:
– Sử dụng nhiều acid folic.
– Mang thai ngay sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai.
– Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
So với việc mang thai đơn, cơ thể mẹ bầu khi mang thai đôi có một số điểm khác biệt:
– Tình trạng nghén xuất hiện sớm hơn và nặng hơn.
– Tăng cân nhiều và nhanh hơn.
– Cử động thai nhiều, nhanh, có thể cảm nhận rõ từ sớm.
– Nồng độ HCG cao hơn so với mức bình thường.
– Tử cung mở rộng hơn trong những tháng cuối thai kỳ
Những nguy cơ thường gặp khi mang thai đôi
Thai đôi được đánh giá là một thai kỳ nguy cơ cao, nếu không được theo dõi đều đặn và chăm sóc cẩn thận có thể dễ dàng gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc theo dõi thai cũng giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng sức khỏe mẹ và bé từ đó đưa ra phương án chuyển dạ phù hợp.

Thông thường, thai đôi thường có khả năng cao sinh sớm trước 38 tuần. Bên cạnh đó, một số nguy cơ thai kỳ thường gặp như:
– Thai bất thường, dị tật thai nhi
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ sảy thai, thai bất thường, dị tật ở của song thai cao hơn so với trường hợp mang thai đơn. Ngoài ra, các biến chứng thai kỳ cũng dễ xảy ra trong toàn bộ quá trình mang thai.
– Thai sinh non, sảy thai
Tỷ lệ sinh non với song thai là rất cao. Đa số các trường hợp, thai đôi được sinh trước 38 tuần. Trong đó, chỉ có chưa đến 50% số ca kéo dài hơn 37 tuần. Đặc biệt, mức độ nguy hiểm ở các ca sinh này cũng cao hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và hai bé.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị sảy 1 hoặc cả 2 thai.
– Huyết áp bất thường, tiền sản giật
Tim của mẹ bầu khi mang song thai thường đập nhanh hơn bình thường, tốc độ lưu thông máu cũng cao hơn. Điều này khiến mẹ bầu thường bị tăng huyết áp. Nếu không được kiểm soát an toàn, kịp thời, thai có thể bị kém phát triển, sinh non, thậm chí thai lưu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.
– Tiểu đường thai kỳ
Nguy cơ tiểu đường của thai phụ mang song thai thường cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân ảnh hưởng của việc nghén nặng, khó kiểm soát chế độ ăn uống.
Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều hệ quả như:
– Sinh non
– Nhiễm khuẩn niệu
– Đa ối
– Thai lưu
– Sảy thai…
Sinh đôi có đẻ thường được không?
Để xác định phương pháp sinh nở an toàn, bác sĩ cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mẹ và và vị trí nằm của thai nhi. Trẻ sẽ được sinh thường nếu cả hai bé nằm ở vị trí ngôi thuận hoặc thai thứ nhất ở ngôi thuận. Mẹ thường được chỉ định sinh mổ nếu lần mang thai trước là sinh mổ, thai to, khung xương chậu hẹp…

Theo số liệu thống kê, có khoảng ⅓ số lượng ca sinh song thai được sinh ra qua đường âm đạo. Mẹ chuyển dạ một lần và hai em bé được sinh ra cách nhau khoảng dưới 1 tiếng đồng hồ. Một số trường hợp đặc biệt, hai em bé có thể ra đời cách nhau đến vài tiếng đồng hồ.
Quá trình “vượt cạn” của sản phụ mang song thai không có quá nhiều điểm khác biệt với trường hợp mang đơn thai. Tuy nhiên, việc theo dõi và đánh giá chuyển dạ diễn ra thường xuyên và chặt chẽ hơn. Thông thường, sản phụ cũng được chỉ định tiêm giảm đau ngoài màng cứng để hỗ trợ quá trình chuyển dạ nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.
Khi cổ tử cung mở, mỗi thai có một giai đoạn sổ khác nhau và mẹ bầu cần hai chu kỳ rặn sinh để đón bé chào đời. Với đa số các trường hợp, nếu em bé thứ nhất thuận lợi chào đời thì em bé thứ hai cũng sẽ ra rất nhanh. Khoảng thời gian chờ sinh tự nhiên trung bình giữa hai em bé thường kéo dài từ 15 – 30 phút nếu cùng ngôi dọc. Quá trình chuyển dạ được theo dõi và chăm sóc sát sao bởi bác sĩ để mẹ “vượt cạn” an toàn, thành công đón bé.
Khi nào mẹ bầu mang song thai nên sinh mổ
Tuần thai thứ 37 là khoảng thời gian nhạy cảm với mẹ bầu mang thai đôi. Nếu không được thăm khám thường xuyên và phát hiện kịp thời, mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề với các biến chứng nguy hiểm. Với thai kỳ nguy cơ cao, mẹ sẽ được chỉ định mổ để đảm bảo an toàn.
Một số trường hợp thường được chỉ định sinh mổ với mẹ bầu mang song thai:
– Gần tới ngày sinh nhưng một/ hoặc cả hai thai nhi không ở vị trí ngôi thuận.
– Trước đó mẹ bầu từng sinh mổ.
– Cả hai thai đều nằm ngang trong bụng mẹ và khó cử động.
– Hai thai có chung nhau thai.
– Mẹ có các vấn đề về nhau thai: nhau tiền đạo, nhau bám thấp…
– Thai to.
– Đầu – chậu bất tương xứng.
– Quá trình chuyển dạ có bất thường.
Để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến trong quá trình mang thai đôi, mẹ bầu nên khám thai định kỳ thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ. Thông thường, mẹ mang thai đôi sẽ có lịch khám thai riêng với chế độ chăm sóc đặc biệt. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ có thể sớm phát hiện và chỉ định kịp thời việc sinh nở, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Như vậy, với câu hỏi “Sinh đôi có đẻ thường được không?”, câu trả lời là mẹ bầu mang thai đôi hoàn toàn có thể đẻ thường. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như vị trí thai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Biến chứng của sốt cao co giật ở trẻ: Bố mẹ nhất định phải biết!
Sốt cao co giật có thể dẫn đến nhiều tác động tới sức khỏe và trí não của trẻ: tổn thương não bộ, di chứng động kinh, tăng động giảm chú ý, ảnh hưởng tâm lý… Vậy ba mẹ cần xử trí như thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng khi […]

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?
Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì? Tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong […]

Hướng dẫn xử trí đúng cách khi trẻ sốt cao co giật nhiều lần
Khi trẻ sốt cao co giật, ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ xử trí kịp thời. Tuy nhiên, trong thời gian đưa trẻ đến gặp bác sĩ, ba mẹ cũng cần có phương pháp xử trí đúng cách, hạn chế tối đa […]

Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục. Căn bệnh này để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vậy những triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội […]