Lưu ý khi mang thai đôi – Mẹ bầu nhất định phải biết

11/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trung bình cứ 250 ca mang thai thì có khoảng 1 ca mang thai đôi. Việc mang hai sinh linh nhỏ cùng một lúc khiến mẹ bầu cảm thấy không ít khó khăn và áp lực. Việc bổ sung thêm kiến thức chăm sóc thai kỳ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Cơ chế hình thành thai đôi

Cơ chế của mang thai đôi

Mang thai đôi là trường hợp người mẹ mang hai thai nhi trong một thai kỳ. Trong đó, có hai loại là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng:

– Sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng xảy ra khi trong quá trình thụ tinh có một trứng gặp tinh trùng nhưng khi phân chia lại tách thành hai hợp tử. Hai hợp tử phát triển độc lập hoàn toàn thành hai bài thai và sinh ra hai em bé. Khi sinh ra, trẻ sinh đôi có nhiều đặc điểm giống nhau từ giới tính, hình thể đến tính cách.

– Sinh đôi khác trứng

Sinh đôi khác trứng xảy ra khi có hai trứng được giải phóng trong một chu kỳ của mẹ và mỗi trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng của bố và tạo thành hai phôi phát triển độc lập trong tử cung của mẹ. Hai em bé được sinh ra trong một lần sinh và có thể có sự khác biệt về giới tính, hình thể và tính cách.

Nguyên nhân mang thai đôi

Có nhiều nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mang thai đôi như:

– Sử dụng nhiều Acid Folic. Ước tính cứ 176 mẹ bầu mang thai uống đầy đủ Acid Folic thì có 1 người sinh đôi.

– Tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ dùng thuốc tránh thai trên 6 tháng và mang thai ngay khi ngừng thuốc sẽ tăng gấp đôi xác suất sinh đôi so với bình thường.

– Thụ tinh trong ống nghiệm sẽ tạo ra thai đôi nếu có nhiều phôi được chuyển vào tử cung của người mẹ.

– Phụ nữ trên 35 tuổi từng sinh nhiều con.

– Yếu tố sắc tộc: Phụ nữ Châu Phi có xác suất sinh đôi khác cùng trứng cao hơn so với phụ nữ châu Á.

– Gen di truyền

Những khác biệt của mang thai đôi với mang thai đơn

Mang thai đôi có nhiều khác biệt lớn so với mang thai đơn. Trong đó, siêu âm là phương pháp nhận biết mang thai đôi nhẹ nhàng, đơn giản và chính xác nhất. Thai đôi có thể được phát hiện ngay từ tuần thứ 6-8 của thai kỳ. Tuy nhiên, đến tuần 10 – 12 thì bác sĩ mới có thể khẳng định chắc chắn thai đôi ở mẹ bầu.

Thai đôi có thể được phát hiện ngay từ tuần thứ 6-8 của thai kỳ
Thai đôi có thể được phát hiện ngay từ tuần thứ 6-8 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai đôi, chính mẹ bầu cũng cảm nhận được nhiều khác biệt so với mang thai đơn như:

Thai nghén nặng hơn

Ở phụ nữ mang song thai, hàm lượng hormone hCG thường cao hơn so với mang thai đơn khiến tình trạng ốm nghén diễn ra nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, ốm nghén mạnh nhất ở 3 tháng đầu của thai kỳ và có xu hướng giảm dần từ tam cá nguyệt thứ hai.

Mẹ bầu thường gặp phải các triệu chứng như: chóng mặt, đau lưng, buồn nôn, mất ngủ, ợ nóng…

Xuất huyết thai kỳ nhiều

Ở phụ nữ mang thai từ hai thai nhi trở lên, chảy máu âm đạo trong 9 tuần đầu thường diễn ra liên tục. Chảy máu thường diễn ra kèm với các cơn đau tử cung. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ dù lượng máu chảy ra ít hay nhiều.

Quá trình mang thai tăng cân nhiều

Mang hai thai nhi trong cơ thể nên mẹ bầu dễ tăng cân nhiều hơn do cùng một lúc mang hai bào thai, hai nhau thai và lượng nước ối cũng nhiều hơn.

Bác sĩ khuyến khích phụ nữ mang thai đôi tăng từ 13.5 – 16kg trong quá trình mang thai và không nên tăng quá 18kg để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Trong đó, số cân được khuyến cáo tăng trưởng an toàn là:

– Trong 3 tháng đầu: Tăng từ 2 – 3kg

– Từ tuần 13 – 20 của thai kỳ: mỗi tuần tăng 0.5 – 0.7kg.

– Từ tuần thai thứ 21: mỗi tuần tăng 0.5 – 1kg.

Cử động thai xuất hiện sớm hơn

Với các trường hợp mang thai đôi, cử động thai (em bé đạp) có thể xuất hiện từ tuần thai thứ 16 và mẹ bầu có thể cảm nhận được chuyển động của con từ tuần thai thứ 18.

Lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai đôi

Nguy cơ thai kỳ

Khi mang song thai, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn hơn so với thông thường:

– Dễ bị đái tháo đường

So với mang thai đơn, lượng hormone của nhau thai đôi tăng gấp đôi khiến quá trình sản xuất insulin- điều hòa đường trong máu bị rối loạn. Ngoài ra, nhu cầu lượng đường của mẹ cũng tăng cao khiến nguy cơ mắc tiểu đường cũng tăng lên.

– Dễ bị tiền sản giật

Tiền sản giật là hội chứng rối loạn huyết áp ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện từ tuần thai thứ 20. Với trường hợp song thai, hiện tượng này có thể nghiêm trọng và xuất hiện sớm hơn so với bình thường. Bởi vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý trước các dấu hiệu như: phù tay chân, tụt huyết áp, tiểu đạm… để theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt nhất.

Sinh non

Có tới hơn 50% trường hợp mang song thai gặp tình trạng sinh non. Đa phần trẻ được sinh ra ở tuần thứ 37 của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm xuất hiện biến chứng cao nhất của thai kỳ chính là chết lưu.

Mẹ cần theo dõi thai kỳ sát sao, đặc biệt là trong những tuần cuối để có phương án chủ động, ứng phó kịp thời để chuyển dạ an toàn, thành công. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đón bé an toàn – mẹ khỏe mạnh.

Mang thai đôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn so với mang thai thông thường
Mang thai đôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn so với mang thai thông thường

Lưu ý thai kỳ

Để quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ, nhẹ nhàng, mẹ bầu lưu ý:

– Theo dõi thai kỳ sát sao theo chỉ định của bác sĩ

– Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ

– Có chế độ sinh hoạt khoa học

– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Mẹ bầu nên theo dõi thai kỳ thường xuyên, thăm khám đúng lịch theo hẹn của bác sĩ
Mẹ bầu nên theo dõi thai kỳ thường xuyên, thăm khám đúng lịch theo hẹn của bác sĩ

Đặc biệt, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình mang thai, mẹ liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]