Rối loạn điện giải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

28/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Rối loạn điện giải là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của chất điện giải đối với cơ thể

Rối loạn điện giải là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Các chất điện giải rất cần thiết với cơ thể. Vì nhờ có chúng mà các tế bào (đặc biệt là các tế bào thần kinh, tim và cơ) có thể duy trì năng lượng, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên mỗi chất điện giải lại có những chức năng, vai trò riêng:

  • Natri: Là nguyên tố chủ yếu của dịch ngoài tế bào. Có vai trò quan trọng trong việc duy trì thẩm thấu dịch, kích thích dẫn truyền thần kinh, giúp cân bằng độ pH và bảo vệ cơ thể khỏi sự mất dịch. 
  • Kali: Kali chiếm tỉ lệ lớn trong dịch nội bào. Giúp điều chỉnh các chất cân bằng điện giải. Giúp cơ co thắt và để điều chỉnh chức năng bình thường của não và thần kinh. Ở tế bào kali có nhiệm vụ quan trọng là cân bằng lượng axit, áp suất thẩm thấu và giữ lại nước cho tế bào. Mặt khác, Kali còn phối hợp với natri để duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và tim. Giúp kiểm soát ổn định nhịp tim.
  • Magie: Magie là lượng chất giúp điều chỉnh nồng độ chất khuếch tán, lipid và protein trong cơ thể. Nó cũng là nguyên tố đảm bảo cho quá trình co cơ và dẫn truyền thần kinh diễn ra hiệu quả. 
  • Canxi: Là chất điện giải quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các enzym. Giữ vai trò quan trọng trong cấu tạo hệ xương. Đảm bảo quá trình đông máu và hoạt động của các hệ cơ.

Các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng cho tế bào và các mô trong cơ thể. Giúp điều hòa chức năng tim và thần kinh, phân phối oxy, cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Trong trường hợp chất điện giải bị thải ra ngoài mồ hôi, tiểu tiện. Cần phải nhanh chóng bổ sung để giữ nồng độ chất điện giải ổn định và cân bằng.

Rối loạn điện giải là gì?

Rối loạn điện giải, hay còn gọi là tình trạng mất cân bằng các chất điện giải. Đây là thuật ngữ đề cập đến sự dao động của nồng độ các chất điện giải trong dịch cơ thể.

Rối loạn điện giải xảy ra khi nồng độ chất điện giải trong cơ thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. Các chất điện giải cần được duy trì ở trạng thái cân bằng để cơ thể hoạt động tốt. Nếu không, các hệ thống quan trọng của cơ thể có thể bị ảnh hưởng.

Sự tăng cao hay giảm thấp của nồng độ các các chất điện giải đều sẽ phá vỡ chức năng của tế bào, bằng cách thay đổi điện thế của tế bào. Từ đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Thậm chí có thể đe dọa tính mạng như hôn mê, co giật và ngừng tim.

Phân loại rối loạn điện giải

Các tình trạng gây ra bởi sự mất cân bằng nồng độ các chất điện giải bao gồm:

  • Natri: Tăng natri máu và hạ natri máu.
  • Kali: Tăng kali và hạ kali máu.
  • Clorua: Tăng clo và hạ clo máu.
  • Calci: Tăng canxi máuhạ canxi máu.
  • Magne: Tăng magie và hạ magie máu.
  • Phosphate: Tăng phosphate và hạ phosphat máu.

Triệu chứng khi bị rối loạn điện giải

Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà chứng rối loạn điện giải có thể gây nên những biểu hiện khác nhau như chóng mặt, đau đầu hoặc co giật.

Các dạng rối loạn điện giải nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Và chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu. Các triệu chứng rối loạn điện giải thường bắt đầu xuất hiện khi tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Mặc dù việc rối loạn các chất điện giải khác nhau sẽ có dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tương tự và phổ biến bao gồm:

  • Thờ ơ, lú lẫn, đau đầu
  • Mệt mỏi, yếu cơ
  • Chuột rút cơ bắp, co giật
  • Cáu gắt
  • Đau bụng; buồn nôn, nôn; tiêu chảy hoặc táo bón
  • Tê và ngứa ran
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên. Tình trạng mất cân bằng điện giải có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Nguyên nhân gây rối loạn điện giải

Nguyên nhân gây rối loạn điện giải sẽ khác nhau tùy thuộc vào kiểu rối loạn chuyển hóa nước điện giải mà bệnh nhân mắc phải.

Tăng natri máu 

Liên quan chủ yếu đến mất nước trầm trọng trong cơ thể. Nguyên nhân cụ thể có thể do:

  • Say nắng, 
  • Bị bỏng, 
  • Tiêu chảy, 
  • Nôn mửa, 
  • Đổ mồ hôi kéo dài. 
  • Ngoài ra, khi bị các bệnh như đái tháo nhạt, bệnh thận,… 
  • Hoặc do tăng lượng natri trong cơ thể do tiêu thụ nhiều thức ăn chứa muối Natri, 
  • Do mắc phải hội chứng Conn hoặc do thuốc (như Lithium).

Hạ natri máu

  • Giảm nồng độ natri do mất quá nhiều natri khi:
  • Nôn mửa, 
  • Tiêu chảy, 
  • Hoặc điều trị bằng các thuốc lợi tiểu thiazid, trong các bệnh suy tim sung huyết, xơ gan hay suy thượng thận hoặc trong Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp. 
  • Ngoài ra còn do chế độ dinh dưỡng kém gây thiếu natri trong cơ thể. 
  • Và chứng khát nước nguyên phát dẫn đến uống quá nhiều nước làm giảm nồng độ natri.

Tăng kali máu

  • Do mất nước nghiêm trọng. 
  • Khi mắc các bệnh liên quan chức năng thận, trong tình trạng nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm toan ceton do tiểu đường, sử dụng thuốc điều trị bệnh tim mạch (thuốc ức chế men chuyển,…), 
  • Thiếu hụt hormone aldosterone
  • Kháng aldosterone cũng có thể làm tăng nồng độ kali.

Hạ kali máu

  • Do quá trình trao đổi tế bào và sự mất kali trong ống tiêu hoá và thận. 
  • Dùng thuốc lợi tiểu thiazide là nguyên nhân thường gặp gây hạ kali máu. 
  • Hạ kali máu cũng xảy ra khi nôn mửa, tiêu chảy. 

Tăng canxi máu

  • Tăng canxi máu có thể do các bệnh:
  • Cường tuyến giáp
  • Bệnh thận, 
  • Do lao phổi
  • Bệnh ung thư ác tính như ung thư phổi, ung thư vú
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như theophyllin hay lithium cũng gây tăng ung thư máu.

Hạ canxi máu

  • Do suy thận, 
  • Suy tuyến giáp, 
  • Viêm tuỵ,… 
  • Cũng có thể do thiếu vitamin D và chế độ dinh dưỡng kém gây thiếu canxi. 

Tăng hoặc giảm bicarbonat

  • Tiêu chảy thường gây mất bicarbonat trong cơ thể. 
  • Một số rối loạn chức năng về thận dẫn đến mất cân bằng chuyển hóa bicacbonat dẫn đến dư thừa bicacbonat trong cơ thể.

Tăng clo máu

  • Do mất nước khi bị nôn mửa, tiêu chảy, bị suy thận
  • Nhiễm toan chuyển hoá. 
  • Tăng clo huyết có thể xảy ra do mất bicarbonate qua đường tiêu hóa.

Hạ clo máu

  • Do thừa nước trong suy tim sung huyết, 
  • Hoặc do tổn thương về đường tiêu hoá hoặc thận.

Tăng magie máu

  • Thường gặp ở bệnh nhân bị suy giáp, mắc bệnh Addison, bệnh thấp cấp hay mạn tính, dùng các thuốc kháng acid như thuốc PPI (omeprazol,..)

Hạ magie máu

Có thể gặp ở người uống quá nhiều rượu, mất dịch qua thận hoặc đường tiêu hoá.

Tăng hoặc giảm phốt phát máu

Mất cân bằng phốt phát phổ biến nhất là do một trong ba quá trình: chế độ ăn uống bị suy giảm, rối loạn tiêu hóa và rối loạn bài tiết qua thận. Nồng độ phốt phát trong máu thấp có thể thấy ở những người bị thiếu vitamin D, cường cận giáp, suy dinh dưỡng. Mặt khác, tăng phốt phát máu có thể do suy tuyến cận giáp và bệnh thận mãn tính.

Phương pháp chẩn đoán rối loạn điện giải

Để có thể chẩn đoán rối loạn điện giải, bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu đơn giản để đo mức độ chất điện giải trong cơ thể. Đồng thời xem xét chức năng thận của bạn.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ thực hiện kiểm tra thể chất hoặc yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác nhận chẩn đoán. Các xét nghiệm bổ sung này sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cơ thể.

Ví dụ, tăng natri máu có thể gây mất độ đàn hồi của da do mất nước. Bác sĩ có thể thực hiện các bài kiểm tra liên quan đến các tác động này. Để từ đó xác định xem mất nước có gây ảnh hưởng hay không.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra khả năng phản xạ. Vì cả mức độ tăng và giảm của một số chất điện giải có thể ảnh hưởng đến mức độ phản xạ của cơ thể.

Bên cạnh đó, xét nghiệm điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) cũng có thể mang lại lợi ích. Để kiểm tra tình trạng nhịp tim không đều liên quan đến các vấn đề về điện giải.

Phương pháp điều trị và xử lý rối loạn điện giải

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh tình trạng rối loạn điện giải

Việc điều trị phụ thuộc vào dạng rối loạn điện giải mà bệnh nhân đang gặp phải và nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó. Điều trị này chủ yếu đảm bảo cân bằng nước và điện giải cho cơ thể. Các phương pháp chữa trị bao gồm:

– Với những người bị mất nước do nôn mửa hay tiêu chảy, bác sĩ sẽ truyền điện giải qua đường tĩnh mạch. Các chất điện giải dư thừa sẽ được đẩy ra khỏi máu và dịch thể nhờ truyền tĩnh mạch các loại thuốc chuyên biệt.

– Trường hợp bệnh nhân mắc phải rối loạn điện giải do mắc bệnh thận hay tổn thương thận. Biện pháp khắc phục đó là tiến hành chạy lọc thận nhân tạo. Để loại bỏ các chất cặn bã và độc hại ra khỏi cơ thể. Uống thêm các thực phẩm chức năng giúp bổ sung các khoáng chất bị thiếu hụt.

– Bên cạnh các phương pháp điều trị thì bạn cũng nên kết hợp cùng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

– Tạo thói quen tập thể dục 30 phút hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe và lưu thông máu huyết.

– Không nên uống quá nhiều rượu, bia và các chất kích thích khác

– Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và ăn uống đúng giờ giấc. Không nên bỏ bữa hay ăn quá bữa

– Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất điện giải như: khoai tây, bơ, khoai lang, nấm, các loại đậu, rau xanh,…

– Uống đủ lượng nước quy định mỗi ngày vào cơ thể. Không uống quá nhiều hay quá ít. Đặc biệt là cần bổ sung các loại nước có chứa chất điện giải. Trong đó nước ion kiềm là loại nước thích hợp để bù nước, bù khoáng chất tự nhiên cho cơ thể mà không chứa chất tạo ngọt hay có gas… Nước điện giải ion kiềm được các bác sĩ khuyến khích sử dụng hằng ngày. Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Trên đây là những thông tin về bệnh rối loạn điện giải. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có những kiến thức để phòng tránh cũng như điều trị căn bệnh này. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đăng ký dịch vụ đẻ trọn gói đang là xu hướng mà nhiều mẹ bầu hiện đại lựa chọn vì những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ đẻ trọn gói có đắt không là vấn đề mà hầu hết các mẹ đều thắc mắc. Vậy hãy cùng DoLife tìm […]

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5 Bệnh viện Quốc tế DoLife xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng lịch nghỉ lễ 30/4 -1/5 như sau: – Thời gian nghỉ: 28/4/2024 – Thời gian làm việc lại: 2/5/2024 – Trực cấp cứu và thai sản: 24/24 Vui lòng liên hệ hotline để […]

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Đau dạ con sau sinh mổ là vấn đề mà chị em nào cũng gặp phải. Vì vậy đẻ mổ bao lâu hết đau dạ con là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Cùng bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! Đau dạ con […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]