Tăng canxi máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

20/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tăng canxi máu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó phổ biến nhất là ở nữ giới sau 50 tuổi. Tình trạng này ảnh hưởng tới khoảng 1 – 2% dân số và thường liên quan đến cường tuyến cận giáp nguyên phát hoặc ung thư.

Tổng quan về tăng canxi máu

Tăng canxi máu là gì?

Canxi thuộc nhóm khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Phần lớn canxi được lưu trữ ở xương, một phần khác được lưu trữ ở máu. Canxi đóng vai trò quan trọng với:

– Hoạt động của dây thần kinh

– Giúp cơ thể di chuyển bằng việc làm co cơ

– Tạo máu đông giúp cầm máu vết thương

– Hỗ trợ hoạt động bình thường của tim

– ..

Tăng canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu cao hơn so với mức bình thường. Bệnh có thể diễn ra ở mức nhẹ, nặng hoặc tạm thời, mạn tính. Nếu canxi trong máu quá cao, người bệnh sẽ bị suy yếu xương, sỏi thận và suy giảm chức năng tim, não.

Tăng canxi máu thường liên quan đến sự hoạt động quá mức của tuyến cận giáp (tuyến nhỏ nằm gần tuyến giáp), ung thư hay dùng thuốc, chất bổ sung vitamin D, canxi.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tăng canxi máu. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến hàng đầu như:

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức

Tuyến cận giáp thường kết hợp với hoạt động của thận, ruột và xương để kiểm soát nồng độ canxi trong máu. Khi tuyến này hoạt động quá mức, hormone sẽ bị giải phóng nhiều dẫn đến nồng độ canxi trong máu tăng cao bất thường.

Ung thư

Khoảng 2% bệnh ung thư liên quan đến tăng canxi trong máu. Với trường hợp tăng canxi trong máu ác tính, bệnh thường khởi phát nhanh, nghiêm trọng. Các bệnh ung thư thường gây ra tình trạng tăng canxi trong máu như: Ung thư phổi, Ung thư vú, Đa u tủy, Ung thư hạch, Ung thư thận, Ung thư tế bào cơ…

Khoảng 2% bệnh ung thư liên quan đến tăng canxi trong máu.
Khoảng 2% bệnh ung thư liên quan đến tăng canxi trong máu.

Di truyền

Rối loạn di truyền hiếm gặp khiến thụ thể canxi trong cơ thể lỗi từ đó làm tăng canxi trong máu. Bệnh do di truyền thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên thường khó được phát hiện.

– Bất động, ít vận động

Người ít vận động (thường xuyên ngồi, nằm trong thời gian dài) có nguy cơ cao mắc tăng canxi trong máu Do xương không chịu được trọng lượng và tự giải phóng canxi vào máu.

Cơ thể mất nước

Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến máu tăng canxi nhẹ. Do khi cơ thể mất nước thì nồng độ canxi từ đó cũng sẽ tăng lên.

– Tác dụng phụ từ một số loại thuốc

Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ khiến cơ thể dư thừa vitamin D, làm tăng nồng độ canxi như: Thuốc bổ sung vitamin D, vitamin A, canxi; Hydrochlorothiazide và các thuốc lợi tiểu thiazide khác; liti…

Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Một số bệnh lý có thể khiến cơ thể hấp thụ nhiều canxi hơn, gây tăng canxi trong máu như: suy thận, nhiễm độc giáp, bệnh lao, bệnh về phổi, bệnh paget xương…

Triệu chứng của tăng canxi máu

Triệu chứng

Tăng nồng độ canxi trong máu nếu ở mức nhẹ thường không gây triệu chứng rõ ràng. Ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Thường xuyên khát nước, đi tiểu do dư thừa canxi khiến thận phải làm việc nhiều hơn.

– Dạ dày thường cảm thấy khó chịu. Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn, táo bón.

– Thường xuyên cảm thấy đau xương. Xương và cơ yếu do cơ thể lọc canxi dư thừa khỏi xương.

– Đờ đẫn, mệt mỏi, lú lẫn, có thể bị trầm cảm do canxi tăng cao gây cản trở hoạt động của não bộ.

– Có thể cảm thấy đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, ngất xỉu do chức năng tim bị ảnh hưởng.

Biến chứng

Tăng canxi máu thường gây nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh cũng ít gây triệu chứng nên phần lớn được phát hiện qua việc xét nghiệm máu định kỳ.

Tuy nhiên, với các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

– Suy thận tạm thời hoặc mạn tính.

– Sỏi thận.

Loãng xương, có nguy cơ cao gãy xương.

– Trầm cảm.

– Nhịp tim không ổn định.

– …

Phương pháp điều trị tăng canxi máu

Chẩn đoán

Để chẩn đoán xác định tăng canxi trong máu, người bệnh thường được chỉ định làm các xét nghiệm như:

– Xét nghiệm máu xác định nồng độ canxi

– Marker ung thư

– Xét nghiệm hình ảnh học tầm soát ung thư: điện tâm đồ, Xquang, chụp CT…

Xét nghiệm máu xác định nồng độ canxi
Xét nghiệm máu xác định nồng độ canxi

Điều trị

Tùy vào nguyên nhân và mức độ tăng nồng độ canxi trong máu mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tăng canxi máu mức độ nhẹ

Ở mức độ nhẹ, người bệnh thường ít có triệu chứng, biến chứng. Giải pháp lúc này thường là theo dõi sức sức khỏe, trong đó, tập trung vào xương và thận. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thêm:

– Uống nhiều nước

– Dùng thuốc điều trị huyết áp không chứa thiazid

– Ngưng/ Giảm liều lượng thuốc kháng axit chứa nhiều canxi

– Ngưng/ Giảm liều lượng các loại thuốc chứa canxi hoặc bổ sung canxi

Điều trị tăng canxi máu mức độ nặng

Khi nồng độ canxi máu ở mức cao nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc đặc hiệu hoặc phẫu thuật.

– Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường được chỉ định như: 

+ Calcitonin để kiểm soát lượng đường trong máu

+ Thuốc canxi để kiểm soát hoạt động của tuyến cận giáp

+ Thuốc loãng xương tiêm tĩnh mạch để hỗ trợ giảm nhanh nồng độ canxi trong máu

+ Denosumab với trường hợp tăng canxi trong máu do ung thư

+ Prednisone khi hàm lượng vitamin cao 

+ Truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu để hạ nhanh mức canxi trong máu

Thuốc kê đơn được chỉ định dựa trên từng tình trạng cụ thể
Thuốc kê đơn được chỉ định dựa trên từng tình trạng cụ thể

– Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô gây bệnh và có thể tiêm thêm lượng nhỏ chất phóng xạ để xác định tuyến không hoạt động bình thường.

Trên đây là những thông tin chung về Tăng canxi máu. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Viêm phổi ở trẻ là loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém.  Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng. […]

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]