Hạ natri máu: Triệu chứng và điều trị

09/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Hạ Natri máu là tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hại cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng và cách điều trị qua bài viết bên dưới!

Hạ Natri máu có thể gây tổn thương não, thậm chí tử vong
Hạ Natri máu có thể gây tổn thương não, thậm chí tử vong

Tổng quan về hạ Natri máu

Hạ Natri máu là gì?

Natri là một chất điện giải có vai trò quan trọng với cơ thể. Natri giúp cơ thể đảm bảo sự cân bằng chất lỏng, hỗ trợ chức năng cơ bắp và dây thần kinh. Natri ổn định cũng giúp duy trì huyết áp bình thường.

Bình thường, nồng độ Natri trong máu duy trì trong khoảng 135 – 145 mEq/L

Hạ Natri máu là tình trạng nồng độ Natri trong máu thấp hơn so với mức tiêu chuẩn, tức thấp hơn 135 mEq/L. Tùy theo tốc độ mà hạ Natri máu được chia thành 3 mức:

– Mức nhẹ: giá trị Natri máu là 130–135 mmol/L.

– Trung bình: giá trị Natri máu là 125–129 mmol/L

– Mức nặng: giá trị Natri máu thấp hơn 125 mmol/L.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây hạ Natri máu khá đa dạng:

– Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau..

– Người bệnh có các vấn đề về tim, gan, thận: suy tim sung huyết…

– Mắc hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu (ADH) khiến ADH được sản xuất nhiều hơn bình thường.

– Mất nước do nôn mạn tính, nôn nặng, tiêu chảy

– Uống quá nhiều nước làm tăng thận tăng bài tiết nước, loãng lượng natri trong máu.

– Thay đổi nội tiết tố, suy tuyến thượng thận.

– Mắc các bệnh lý như: đái tháo nhạt, hội chứng Cushing

– …

Triệu chứng của hạ Natri máu

Hạ Natri máu mạn tính thường gây giảm nồng độ natri máu trong 45 giờ hoặc lâu hơn, đồng thời gây các biến chứng ở mức trung bình. 

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị hạ Natri trong máu, người bệnh thường có các biểu hiện như:

– Buồn nôn, nôn

– Mệt mỏi, buồn ngủ

– Đau nhức đầu, lú lẫn, mất ý thức

– Dễ cáu kỉnh, bồn chồn

– Yếu cơ, chuột rút

– Hôn mê, co giật

– …

Biến chứng

Hạ Natri máu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên dễ gặp nhất là ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nồng độ Natri tụt giảm nhanh chóng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Phù não, tổn thương não

– Hôn mê

– Tử vong

Điều trị hạ Natri máu

Chẩn đoán

Để chẩn đoán hạ Natri máu, bác sĩ tiến hành hỏi người bệnh về tiền sử bệnh lý và thăm khám sức khỏe tổng thể. Bệnh không thể đưa ra chẩn đoán khi chỉ dựa trên các triệu chứng. Để khẳng định chính xác, bác sĩ chỉ định người bệnh làm thêm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để đo được các chỉ số liên quan.

Điều trị

Giải quyết nguyên nhân chính là yếu tố quan trọng trong việc điều trị hạ Natri máu.

Với trường hợp hạ Natri ở mức độ nhẹ, vừa do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống hay sử dụng thuốc, bác sĩ thường đưa ra khuyến cáo về việc giảm sử dụng chất lỏng hay điều chỉnh lượng thuốc đang sử dụng để phù hợp với tình hình sức khỏe, ổn định nồng độ Natri trong máu.

Với trường hợp nặng, cấp tính, người bệnh cần được điều trị cấp cứu:

– Truyền chất lỏng qua đường tĩnh mạch: truyền Natri tĩnh mạch để nâng nồng độ Natri máu.

– Sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng, đặc biệt là với các triệu chứng như co giật, buồn nôn, đau đầu…

Hạ Natri máu nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của giảm Natri máu, người bệnh cần được thăm khám/ cấp cứu bởi bác sĩ có chuyên môn để được xử trí, điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe tối ưu.

Phòng ngừa hạ Natri máu

Để ngăn ngừa nguy cơ hạ Natri máu, cần lưu ý:

– Khi tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức bền hay phải hoạt động thể lực, nên dùng các loại đồ uống có chứa chất điện giải.

– Uống đủ nước, khoa học để ổn định lượng chất lỏng trong cơ thể. Lưu ý không lạm dụng chất lỏng, tránh uống quá nhiều nước. Có thể theo dõi qua việc quan sát màu của nước tiểu: Khi khát nước và nước tiểu có màu đậm, nên bổ sung nhiều nước; Nếu không khát và nước tiểu có màu nhạt, tức là cơ thể có khả năng đã nhận đủ lượng nước cần thiết.

– Điều trị các bệnh lý đang mắc. Đặc biệt, hạ Natri máu có nguy cơ cao xuất hiện ở người bị suy tuyến thượng thận. Bởi vậy, việc điều trị bệnh giúp hạn chế tối đa nguy cơ giảm nồng độ Natri trong máu.

Người bệnh, đặc biệt là người đang có bệnh lý hoặc đang sử dụng những loại thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ giảm nồng độ Natri trong máu, cần là người nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng của hạ Natri trong máu để có hướng xử trí kịp thời, phù hợp.

Trên đây là những thông tin chung về hạ natri máu. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]