Đái tháo nhạt: Chẩn đoán và điều trị

04/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đái tháo nhạt không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.  Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào với tỷ lệ mắc khá thấp, khoảng 1:25000.

Thông tin chung về đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt là gì?

Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn cân bằng nước khi nước đào thải qua thận không được thẩm thấu. Nước tiểu được bài xuất ra với số lượng lớn nhưng có tỉ trọng thấp khiến người bệnh tiểu nhiều, khát nước.

Khi bị đái tháo nhạt, thận của người bệnh không có khả năng giữ nước. Người bệnh thường xuyên đi tiểu với lượng nước tiểu lớn. Việc này cũng dẫn đến sự mất cân bằng của nồng độ Natri và Kali trong máu. Người bệnh dễ rơi vào tình trạng mất nước, khát, uống nhiều nước và lại đi tiểu nhiều.

Các dạng đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt được chia thành 2 loại chính:

Đái tháo nhạt trung ương (Đái tháo nhạt do thần kinh)

Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tổn thương của vùng dưới đồi và tuyến yên gây giảm sản xuất và bài tiết ADH khiến lượng ADH lưu hành trong máu suy giảm. ADH tiết ra ít hơn khiến nước tiểu thải ra nhiều và loãng hơn (do ADH có tác dụng cô đặc nước tiểu).

Đái tháo nhạt trung ương thường xảy ra do:

+ Chấn thương đầu

+ Não có u lành tính hoặc u ác tính

+ U lành tính hoặc u ác tính tuyến yên

+ Thiếu máu não nặng hoặc thiếu oxy não

+ Phụ nữ có thai bị gan nhiễm mỡ

+ Di truyền (hiếm gặp)

+ Phẫu thuật não

– Đái tháo nhạt do thận

Não vẫn bài tiết ADH bình thường nhưng thận lại kháng tác dụng của ADH gây đái tháo nhạt. Trường hợp này khá hiếm gặp và chủ yếu xảy ra do:

+ Mắc bệnh thận mạn tính

+ Sử dụng lithium với liều quá cao

+ Di truyền (hiếm gặp)

Triệu chứng của đái tháo nhạt

Các triệu chứng của đái tháo nhạt khá rõ ràng và có thể nhận thấy ngay:

– Tiểu nhiều. Lượng nước tiểu trung bình mỗi ngày từ 3 – 20 lít, thậm chí lên tới 40 lít.

– Tần suất tiểu nhiều. Có thể cách nửa tiếng lại đi tiểu một lần.

– Tiểu nhiều ngay cả về đêm. Đêm thường xuyên phải thức dậy để đi tiểu.

– Dù uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát, ngay cả khi uống nước lạnh.

– Mất nước: khô miệng lưỡi, đau đầu, chóng mặt, khô da, chuột rút, lơ mơ, choáng, bất tỉnh… Tình trạng càng trở nên nghiêm trọng khi người bệnh không uống đủ nước để bù vào lượng nước tiểu đã mất.

– Mệt mỏi, giảm tập trung.

– Với trẻ nhỏ, trẻ thường có các dấu hiệu: tiểu không tự chủ, chán ăn, chậm phát triển, thiếu cân, mệt mỏi, quấy khóc…

Chẩn đoán đái tháo nhạt

Để chẩn đoán đái tháo nhạt, người bệnh cần được:

– Khám lâm sàng

– Xét nghiệm máu và nước tiểu

+ Đái tháo nhạt có nồng độ Kali và Natri trong máu cao.

+ Đo glucose trong máu để loại trừ khả năng mắc đái tháo đường.

– Nghiệm pháp nhịn nước

+ Người bệnh không uống nước và truyền dịch trong 6 – 8 giờ để tiến hành đo lượng nước tiểu. 

+ Với cơ thể khỏe mạnh, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống.

+ Với người mắc đái tháo nhạt, lượng nước tiểu gần như không thay đổi.

– Nghiệm pháp sử dụng hormone kháng lợi niệu

+ Người bệnh được tiêm hoặc uống thuốc có tác dụng tương tự ADH sau khi áp dụng nghiệm pháp nhịn nước.

+ Với người bệnh bị đái tháo nhạt trung ương: sau khi dùng thuốc, lượng nước tiểu giảm xuống.

+ Với người bệnh bị đái tháo nhạt do thận: sau khi dùng thuốc, lượng nước tiểu không thay đổi hoặc nếu có giảm thì giảm rất ít.

– Các loại xét nghiệm khác: chụp MRI não để tìm tổn thương não và tuyến yên.

Điều trị đái tháo nhạt

Một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của điều trị đái tháo nhạt chính là uống đủ nước. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Điều trị đái tháo đường nhạt thể nhẹ

Người bệnh có thể không cần dùng thuốc. Người bệnh được khuyến cáo uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày. 

Với trường hợp người bệnh đi tiểu nhiều, bệnh nhân có thể được điều trị để hạn chế tiểu nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Điều trị đái tháo nhạt do bệnh lý vùng dưới đồi – tuyến yên

Với trường hợp người bệnh bị u tuyến yên gây đái tháo nhạt, trước hết, người bệnh cần được điều trị bệnh chính. Trong đó, phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp tối ưu. 

Với nguyên nhân gây bệnh là thiếu ADH, người bệnh được chỉ định dùng hormone demopressin tổng hợp có tác dụng tương tự ADH. Việc sử dụng loại thuốc có chứa hormone này dưới dạng xịt mũi, viên uống hay tiêm đều mang đến tác dụng tích cực và khá an toàn với người bệnh.

Tùy vào mức độ bệnh mà liều lượng sử dụng ở mỗi trường hợp là khác nhau.

Điều trị đái tháo nhạt do thận

Với trường hợp bệnh gây ra bởi hoạt động của thận, việc điều trị bằng demopressin không đem lại hiệu quả. Khi đó, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn nhạt đồng thời uống đủ nước, hạn chế tạo quá nhiều nước tiểu.

Người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thuốc hydrochlorothiazide để giúp thận giảm sản xuất nước tiểu. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể được kê đơn dùng kèm như indometacin, clofibrate hoặc tegretol…

Với trường hợp phụ nữ mang thai bị đái tháo nhạt, đa phần bệnh có thể tự khỏi sau khi sinh.

Đái tháo nhạt tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại tác động nhiều tới chất lượng cuộc sống. Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc đái tháo nhạt, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]