Gan nhiễm mỡ không do rượu: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

01/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh lý phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây tăng men gan. Bệnh ảnh hưởng tới khoảng 25% dân số toàn thế giới và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng.

Thông tin chung về gan nhiễm mỡ không do rượu
Thông tin chung về gan nhiễm mỡ không do rượu

Tổng quan về gan nhiễm mỡ không do rượu

Gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic fatty liver disease – NAFLD) là bệnh gan mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tích lũy mỡ dạng triglycerid quá mức ở gan (> 5% tế bào gan).

Mức độ phổ biến và nghiêm trọng của bệnh lý này tỷ lệ thuận với tình trạng béo phì (béo bụng, béo trung tâm) và hội chứng chuyển hóa (rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máuđái tháo đường type 2) ở người bệnh. 

Bệnh gây thoái hóa tế bào gan, viêm tiểu thùy (có thể kèm xơ hóa quanh khoang cửa), có nguy cơ gây xơ gan, ung thư gan.

Hiện ngày càng nhiều người bệnh mắc NAFLD. Tổng số bệnh nhân được phát hiện bệnh hiện đã vượt qua cả viêm gan siêu vi C; nhu cầu ghép gan ở người bệnh chỉ đứng sau bệnh gan do rượu.

Triệu chứng của gan nhiễm mỡ không do rượu

Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ không do rượu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đa phần các trường hợp được phát hiện sớm đều là nhờ khám sức khỏe định kỳ hoặc khi xét nghiệm các bệnh lý khác.

Khi bệnh phát triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) hay xơ gan, người bệnh xuất hiện các triệu chứng:

– Đau bụng ở phía trên bên phải

– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

– Sụt cân bất thường

– Vàng mắt, vàng da

– Báng bụng (cổ trướng)

– Cẳng chân, bàn chân, mắt cá chân sưng phù

– Da xuất hiện nhiều nốt giãn mạch đỏ

– Trí nhớ suy giảm, lú lẫn. Tính cách thay đổi.

– Lòng bàn tay đỏ rực.

Ngoài ra, gan nhiễm mỡ không do rượu còn thường đi kèm với các vấn đề:

– Gan nhiễm mỡ trên mô học.

– Bệnh nhân béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường type 2.

– Không có nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ thứ phát: uống rượu bia, loạn dưỡng mỡ, bệnh Wilson, nhiễm gan siêu vi C, dùng các loại thuốc điều trị như methotrexate, corticosteroids, amiodarone, valproate, antiretroviral….

Đối tượng nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ không do rượu

NAFLD có nguy cơ cao xuất hiện ở các nhóm:

– Béo phì: 95% người béo phì nặng có NAFLD. 

– Tiểu đường type 2: 1/ 3 – 2/ 3 người bệnh tiểu đường type 2 mắc gan nhiễm mỡ không do rượu.

– Hội chứng buồng trứng đa nang.

– Hội chứng chuyển hóa.

– Suy tuyến yên.

– Suy tuyến sinh dục.

– Cắt tá tràng tụy.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

– Rối loạn lipid máu: khoảng 50% người bệnh có NAFLD.

– Rối loạn mỡ máu: khoảng 59% người bệnh có NAFLD.

Nguy cơ mắc NAFLD tăng dần theo độ tuổi. Bên cạnh đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới.

Bệnh có khả năng tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu cao hơn nếu người bệnh:

– Tiểu đường

– Lớn tuổi

– Lượng mỡ tập trung ở vùng bụng lớn.

Cách chẩn đoán gan nhiễm mỡ không do rượu

Gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ đơn thuần có thể bị nhầm lẫn nếu chỉ chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm sinh hóa. Để chẩn đoán chính xác bệnh lý, người bệnh cần được làm thêm cả sinh thiết gan.

Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của NAFLD gồm:

– Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng hoại tử của tế bào gan và các yếu tố nguy cơ (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, suy giáp, suy sinh dục, suy tuyến yên…)

Siêu âm ổ bụng tổng quát để đánh giá tình trạng mỡ tích tụ trong gan và phân loại độ nhiễm mỡ.

– Xét nghiệm cận lâm sàng không xâm lấn ( NAFLD Fibrosis Score, FIB-4, siêu âm đo độ đàn hồi gan…) để đánh giá mức độ xơ hóa gan.

– Sinh thiết gan để xác định chính xác giai đoạn NAFLD và giai đoạn xơ hóa gan, đồng thời loại trừ bệnh đồng mắc và tìm nguyên nhân kèm theo gây gan mạn tính.

Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu

Với người bệnh gan nhiễm mỡ thông thường, không có xơ gan

Người bệnh không cần điều trị thuốc mà chỉ cần kiểm soát chế độ ăn và luyện tập hợp lý để có mức cân phù hợp. Người bệnh nên hướng đến việc đạt được và duy trì chỉ số khối cơ thể BMI ở mức 18.5 – 24.9. Mục tiêu điều trị chính là giảm từ 7% – 10% trọng lượng cơ thể để giảm bớt chất béo trong gan, giảm men gan và cải thiện mô học gan.

Các khuyến cáo trong chế độ ăn của người bệnh NAFLD như:

– Giảm lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Tăng cường rau củ, trái cây (ăn tối thiểu 300gr rau và 200gr trái cây chín tươi)

– Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh, đồ ăn, thức uống có hàm lượng fructose cao, tránh tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol, chất kích thích, rượu bia.

Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì thói quen luyện tập ít nhất 30 phút/ngày. 

Với trường hợp bệnh tiến triển, gan xơ hóa nặng:

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị, ngăn ngừa bệnh tiếp tục diễn tiến gây biến chứng.

Với bệnh ở giai đoạn xơ gan tiến triển, gan không còn khả năng hoạt động

Bác sĩ sẽ chỉ định ghép gan để điều trị.

Với mọi tình trạng, người bệnh đều cần thăm khám định kỳ chuyên khoa gan để được bác sĩ theo dõi và có hướng điều trị phù hợp kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chung về gan nhiễm mỡ không do rượu. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]