Xử trí nhanh khi bị hạ canxi máu và cách điều trị

11/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Hạ canxi máu là tình trạng không hiếm gặp có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, ảnh hưởng đến thần kinh – cơ và gây loãng xương nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp.

Hạ canxi máu là gì?

Hạ canxi máu là tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể. Nồng canxi trong máu ở dưới mức cho phép, gây ra tình trạng chóng mặt, tê tay chân, thậm chí co giật.

Nguyên nhân gây hạ canxi máu

Hạ canxi máu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Trong đó, tình trạng này có xu hướng xuất hiện cao hơn ở những người lớn tuổi. Một số nguyên nhân gây hạ canxi máu như:

– Thiếu hụt canxi trong máu trong một thời gian dài

– Tác dụng phụ của các loại thuốc khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi

– Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới

– Chế độ ăn thiếu hụt canxi hoặc không dung nạp canxi

– Suy dinh dưỡng, cơ thể hấp thu kém

– Viêm tụy

– Tăng/ hạ Magie trong máu

– Suy thận

– Di truyền

– Ảnh hưởng từ một số loại thuốc hóa trị

– Truyền lượng lớn máu vào cơ thể

– Sốc nhiễm trùng

– Tăng photpho máu

– Hội chứng “xương đói” hậu phẫu thuật cường cận giáp

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ tụt canxi trong máu như:

– Thiếu vitamin D trong cơ thể

– Rối loạn tuyến cận giáp, phẫu thuật tuyến cận giáp, phẫu thuật cắt tuyến giáp

– Tiền sử gia đình có thành viên mắc các bệnh như: thiếu canxi, hội chứng digeorge, loãng xương đột biến gen.

Nhận biết tình trạng hạ canxi máu

Biểu hiện của hạ canxi máu khá đặc trưng với các dấu hiệu tiến triển theo từng giai đoạn:

Khởi đầu

Khi bắt đầu, người bệnh cảm nhận thấy tình trạng tê môi, lưỡi và đầu ngón tay, ngón chân không thể cử động bình thường, khó nói chuyện.

Dần dần, tay xuất hiện tình trạng co thắt các cơ khiến ngón tay không thể xòe ra được hoặc bàn chân duỗi ra theo tư thế đạp xe.

Hạ canxi máu làm co thắt các cơ ngón tay
Hạ canxi máu làm co thắt các cơ ngón tay

Tiến triển

Ở giai đoạn tiến triển, hạ canxi máu khiến các vùng cơ mặt, cơ toàn thân co thắt, gây đau đớn nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị khó thở nếu các cơ hô hấp bị ảnh hưởng. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện tình trạng khu trú hoặc co giật toàn thân.

Triệu chứng ở các trường hợp sau kích thích

Với những người bệnh bị hạ canxi máu tiềm tàng, các triệu chứng xuất hiện khi đối mặt với các kích thích như: buồn bã, mệt mỏi, cãi nhau, tức giận, căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, cảm sốt…

Ngoài các triệu chứng bệnh, để xác định xem có bị hạ canxi máu hay không, người bệnh có thể tiến hành xét nghiệm máu. Nếu mức canxi trong máu thấp hơn 8,8 Mg/dL, bạn đang bị tụt canxi máu. Ngoài ra, khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung phù hợp để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Hạ canxi máu có thể chẩn đoán qua xét nghiệm máu
Hạ canxi máu có thể chẩn đoán qua xét nghiệm máu

Sơ cứu người bị hạ canxi máu

Các triệu chứng của hạ canxi trong máu xuất hiện khi mức canxi trong máu tụt xuống thấp. Các biểu hiện có thể khác nhau tùy vào mức độ bệnh.

Khi phát hiện tình trạng hạ canxi máu, thực hiện sơ cứu theo các bước:

– Bước 1: Đỡ và giữ bình tĩnh cho người bệnh. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ổn định tâm trạng.

Người bệnh hạ canxi máu cần được ổn định trạng thái tinh thần
Người bệnh hạ canxi máu cần được ổn định trạng thái tinh thần

– Bước 2: Giữ người bệnh tỉnh táo bằng việc vỗ nhẹ vào hai bên má của người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân ngất, thực hiện ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng để giúp người bệnh tỉnh lại.

 – Bước 3: Cho người bệnh uống canxi dạng sủi để bổ sung canxi ngay. Nếu người bệnh cứng hàm, hỗ trợ bằng cách bón từng thìa vào miệng người bệnh. Nếu người bệnh mơ màng, vỗ nhẹ vào hai bên má để giúp người bệnh tỉnh táo và uống canxi.

Trong sơ cứu hạ canxi máu, việc bổ sung canxi kịp thời là vô cùng quan trọng. Nếu không kiểm soát được các cơn co thắt, người bệnh có thể bị đe dọa tới tính mạng. 

Nếu không chuẩn bị được viên sủi bổ sung canxi hoặc thuốc, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất và thông báo tình trạng với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

Cách phòng ngừa hạ canxi máu

Hạ canxi trong máu có thể chủ động phòng ngừa tại nhà bằng việc:

– Bổ sung canxi trong chế độ ăn với các thực phẩm giàu canxi như: sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, các loại rau có màu xanh đậm, bánh mì… 

– Uống vitamin tổng hợp để bổ sung canxi.

– Tăng cường vitamin D bằng các thực phẩm giàu vitamin D như: cá hồi, cá ngừ, trứng, nước cam tăng cường, sữa…. Bên cạnh đó, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (ánh sáng mặt trời buổi sớm, trước 9 giờ sáng) để cơ thể chuyển hóa vitamin D.

– Có lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe xương với các hoạt động như:

+ Tập luyện thường xuyên

+ Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

+ Hạn chế đồ uống có cồn, thuốc lá

Hạ canxi trong máu có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như co giật, suy tim sung huyết… đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ tụt canxi máu, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]