Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Nguyên nhân, cách điều trị

31/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Giao mùa là thời điểm bùng phát các căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là gì?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là căn bệnh thường gặp trong giai đoạn giao mùa

Nhiễm khuẩn (nhiễm trùng) đường hô hấp trên là một căn bệnh dễ mắc, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu họng, xoang, thanh quản, có chức năng lấy không khí bên ngoài, làm ẩm, sưởi ấm và lọc trước khi đưa vào phổi.

Bệnh viêm đường hô hấp trên xảy ra khi các cơ quan trên bị viêm nhiễm khi tiếp xúc với các điều kiện bất lợi như vi khuẩn, nấm mốc,…

Các đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm đường hô hấp trên là trên là trẻ em, người già, người có sức đề kháng yếu, người bị bệnh bạch cầu,….

Nguyên nhân

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có nguyên nhân chủ yếu là virus. Do đó, đây là bệnh dễ lây lan nên ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi thường xuyên cho tay vào mũi, miệng, hay tiếp xúc với những đứa trẻ mang virus. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên bao gồm:

  • Những người bị bệnh về tim phổi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn có nguy cơ mắc cao hơn bình thường.
  • Người tiếp xúc gần với môi trường có khả năng mang mầm bệnh như trường học, nhà trẻ.
  • Những người hút thuốc, bao gồm thuốc lá, thuốc lào.
  • Người bị bất thường về giải phẫu ở khu vực phía trên của cơ thể như: Đa polyp mũi, dị dạng mặt…
  • Người có sức đề kháng kém, cơ địa yếu, miễn dịch suy giảm.
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính hoặc đang điều trị bệnh có dùng Corticoid.
  • Trẻ sinh non hoặc dưới 6 tháng tuổi.
  • Người trong độ tuổi trung niên.
  • Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém.

Phân loại

Nhiễm trùng đường hô hấp trên được chia thành rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một số bệnh lý phổ biến có thể kể đến như:

Viêm họng

Viêm họng với các biểu hiện đau, rát họng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Viêm họng dễ chẩn đoán thông qua xét nghiệm và nội soi họng. Do đó, người bệnh nên kiểm tra ngay khi có biểu hiện để được điều trị kịp thời.

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm đường hô hấp trên do sức đề kháng còn yếu

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng viêm, sưng nề các mô, tổ chức ở vùng thanh quản. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chủ yếu là do nói nhiều hoặc do nhiễm virus. 

Cảm lạnh

Cảm lạnh là tình trạng virus xâm nhập vào các cơ quan như cổ họng, mũi, sau đó gây kích ứng và làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ hô hấp trên. Bệnh thường kéo dài 10 – 14 ngày với biểu hiện mệt mỏi, kiệt sức, ho nhiều… 

Trong trường hợp người bệnh thấy khó thở kèm theo sốt thì cần nghĩ đến bệnh khác nghiêm trọng hơn. Đồng thời, cần phải đi khám chuyên khoa để được chăm sóc y tế kịp thời.

Viêm xoang

Đây là bệnh lý xuất hiện tình trạng viêm một hoặc nhiều xoang cạnh mũi. Các xoang tăng tiết dịch, niêm mạc sưng nề chèn ép đường thở. Điều này, làm người bệnh cảm thấy ngạt mũi kèm chảy dịch. Nếu bệnh để lâu mà không có hướng can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện sau:

  • Viêm họng
  • Sốt nhẹ
  • Kho khan hoặc có đờm
  • Chảy nước mũi, ngạt mũi
  • Khó thở, thở dốc
  • Da tím nhợt
  • Hắt xì hơi nhiều
  • Ngứa rát họng
Sốt là một triệu chứng điển hình khi bị viêm đường hô hấp trên

Ngoài ra, một số triệu chứng không điển hình như:

  • Nhức mỏi người
  • Ngứa mắt
  • Đau đầu
  • Hơi thở hôi
  • Mất khứu giác
  • Có thể có hạ huyết áp

Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng trên sau 1-3 ngày tiếp xúc với mầm bệnh. Sau đó, bệnh có thể kéo dài 10 – 14 ngày tùy vào thể trạng của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể nặng thêm với các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, các bạn cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình để có hướng xử trí phù hợp.

Biến chứng của viêm đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây nguy hiểm với các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ nhỏ. 

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể lan xuống hô hấp dưới nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Khi đó, người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe như:

Biến chứng tiêu hóa

Các biến chứng tiêu hóa thường gặp ở trẻ em khi bị nhiễm trùng hô hấp trên do vi khuẩn. Một số biểu hiện điển hình như: Tiêu chảy, vàng mắt, vàng da

Biến chứng thần kinh

Trong những trường hợp sốt cao, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng vật vã, co giật. Thậm chí, là hôn mê.

Biến chứng tại phổi

Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên lan xuống các thùy phổi, dẫn đến suy hô hấp cấp. Nếu không có phác đồ điều trị tích cực thì khả năng áp xe phổi là rất cao và người bệnh có nguy cơ tử vong lên đến 60%.

Biến chứng ngoài phổi

Hệ hô hấp của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi vi khuẩn tấn công vào phổi. Nếu nhiễm trùng vào máu có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. 

Các ổ áp xe ở nhiều nơi khiến cơ thể bị nhiễm trùng nặng dẫn đến: Tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, suy đa phủ tạng, sốc do nhiễm trùng máu…

Các biến chứng xa

Một số biến chứng ít gặp ở viêm đường hô hấp trên như: Viêm khớp, viêm tai xương chũm, viêm màng não… Ngoài ra, phế cầu là vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến có thể tấn công vào tim, gây rối loạn nhịp tim, suy tim.

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn khi bị viêm đường hô hấp trên

Các cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì? Như đã đề cập ở trên, hầu hết triệu chứng bệnh đều tự thuyên giảm mà không cần điều trị y khoa. Các lựa chọn điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp thường tập trung vào việc làm giảm bớt sự khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra. Bạn có thể thử áp dụng các cách sau để các triệu chứng không kéo dài:

  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc
  • Tránh để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột
  • Uống nhiều nước
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn răng miệng

Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn, có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng histamine: Một số thuốc thường dùng gồm brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt như là paracetamol, ibuprofen
  • Thuốc trị nghẹt mũi bao gồm oxymetazoline, phenylephrine, pseudoephedrine

*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo nên bạn không được tự ý dùng thước. Hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn cảm thấy tình trạng sốt cao kéo dài và các tình trạng trên không thuyên giảm. Liên hệ ngay 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]