Hướng dẫn cách trị nghẹt mũi đơn giản, hiệu quả tại nhà

21/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp, xảy ra khi hốc mũi bị tắc nghẽn. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như: đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi… Làm sao để giảm bớt sự khó chịu do nghẹt mũi gây ra? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Cơ chế gây nghẹt mũi

Nghẹt mũi là tình trạng viêm mạch máu bên trong mũi, làm sưng các mô mũi, xuất hiện chất nhầy ngăn cản lưu thông không khí trong mũi, gây khó chịu cho người bệnh.

Nghẹt mũi không phải là vấn đề nghiêm trọng, nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể gây viêm xoang mũi cấp tính, gây khó khăn trong điều trị về sau.

Nguyên nhân gây nghẹt mũi chính là do sự kích thích, tăng tiết chất nhờn của niêm mạc trong đường mũi hoặc xoang để phản ứng với các vi sinh vật gây bệnh hoặc chất lạ gây dị ứng. Trong đó, cảm cúm, dị ứng, cảm lạnh… là các nguyên nhân hàng đầu gây nghẹt mũi.

Nghẹt mũi thông thường có thể tự hết hoặc kéo dài, tái phát nhiều lần. Việc điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh giảm bớt khó chịu, nhanh chóng loại bỏ tình trạng nghẹt mũi.

Phương pháp trị nghẹt mũi đơn giản, hiệu quả

Có nhiều phương pháp có thể điều trị nghẹt mũi. Trong đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ tại nhà đơn giản và hiệu quả như:

Thông mũi với tinh chất bạc hà

Việc xông mũi với nước nóng có chứa tinh chất bạc hà hoặc hít tinh chất bạc hà sẽ giúp giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi, giúp đường thở trở nên thông thoáng, dễ chịu nhanh chóng.

Xông hơi với tinh dầu thiên nhiên

Xông hơi với các tinh dầu thiên nhiên cũng đem lại những hiệu quả tích cực như việc thông mũi bằng tinh chất bạc hà. Bạn chỉ cần chuẩn bị:

– Một thau nhỏ có nước nóng, thêm vài giọt tinh dầu (khuynh diệp, sả, oải hương…) để tạo mùi dễ chịu

– Xông mặt trong khoảng 1 phút, trùm kín đầu bằng khăn to để nước bốc lên hiệu quả hơn.

– Xông hơi 2 – 3 lần/ngày.

Hoặc bạn có thể dùng máy xông mặt/ máy xông tinh dầu để xông hơi lên mũi, từ đó giảm khó chịu do nghẹt mũi gây ra.

Uống trà gừng mật ong nóng

Gừng xưa nay luôn được xem là phương thuốc điều trị cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, giải cảm tuyệt diệu bởi các công dụng như: tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm, làm ấm cơ thể, tăng cường sức đề kháng…

Một ly trà gừng mật ong ấm nóng sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng nghẹt mũi, đồng thời tăng đề kháng hiệu quả.

Uống nước tía tô

Tía tô là loại lá chứa nhiều hoạt chất chống viêm, chống dị ứng tự nhiên giúp giải cảm, giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Dùng nước tía tô trong điều trị nghẹt mũi, bạn làm theo các bước:

– Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 5 phút.

– Đun sôi lá tía tô với khoảng 2.5 lít nước lọc. Khi nước sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp,

– Sau khi nước nguội, thêm 3 lát chanh tươi rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng uống cả ngày.

Ăn tỏi hoặc xông tỏi

Tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, chống viêm, chống nhiễm khuẩn và hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Điều trị nghẹt mũi bằng tỏi, bạn có thể áp dụng các phương pháp như:

– Ăn tỏi với mật ong: Giã nát 2 nhánh tỏi tươi và trộn cùng 1 chút mật ong để ăn trực tiếp

– Xông hơi tỏi: Giã nhẹ 5 – 7 tép tỏi rồi thả vào nước nóng để xông hơi.

– Chế biến các món ăn có chứa tỏi để ăn trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày.

Xông hơi với tỏi giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi
Xông hơi với tỏi giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi

Chườm nóng

Chườm nóng lên vùng mũi, xoang là cách điều trị đơn giản mà hiệu quả khi bị nghẹt mũi. Bạn chỉ cần dùng một khăn thấm nước nóng, vắt khô và đặt lên vùng mũi xoang khoảng 1 phút để giảm tình trạng tắc nghẽn mũi xoang.

Tắm nước nóng

Các triệu chứng của nghẹt mũi có thể tạm thời biến mất khi bạn tắm nước nóng. Nguyên nhân bởi hơi nóng từ nước khi tắm sẽ giúp làm loãng các chất nhầy, thông thoáng mũi xoang hiệu quả.

Uống nhiều nước ấm

Phần lớn nghẹt mũi có thể tự biến mất sau một thời gian. Việc uống nhiều nước ấm sẽ giúp cơ thể được cung cấp đủ nước đồng thời giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, khó chịu cho viêm mũi gây ra.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên, để giúp đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng, hiệu quả, người bệnh lưu ý:

– Kê gối cao khi ngủ để giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn.

– Tăng độ ẩm cho phòng ngủ để giúp làm loãng chất nhầy trong mũi.

– Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

– Dùng thuốc xịt thông mũi (theo kê đơn của bác sĩ).

Cách phòng ngừa nghẹt mũi

Nghẹt mũi có thể phòng ngừa bằng việc có lối sống khoa học
Nghẹt mũi có thể phòng ngừa bằng việc có lối sống khoa học

Nghẹt mũi thường xuất hiện khi giao mùa hoặc vào mùa đông. Để phòng tránh nghẹt mũi, mọi người lưu ý trong chăm sóc sức khỏe:

– Tập luyện, vận động thường xuyên để tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng.

– Hạn chế tiêu thụ đồ uống, thực phẩm chứa cồn, caffein.

– Hạn chế để thú cưng vào phòng ngủ, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô để tránh lông thú cưng gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

– Ăn uống đầy đủ, uống đủ nước

– Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài hay khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.

– Vệ sinh mũi sạch sẽ, xông hơi mặt vào mỗi tối.

Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức để giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]