Kinh nguyệt ra không đều là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Việc này không chỉ gây phiền toái cho chị em mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Vậy làm sao để giúp kinh nguyệt ra đều? Để DoLife bật bí bí quyết cho bạn qua bài viết!
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra không đều
Kinh nguyệt không đều là tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Kỳ kinh có thể đến sớm, muộn, thậm chí vô kinh. Lượng máu kinh có thể thay đổi thất thường, nhiều hơn hoặc ít hơn các chu kỳ khác.
Kinh nguyệt không đều thường xuất hiện ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì (khoảng 2 – 3 năm đầu hành kinh) do hoạt động của buồng trứng và nội tiết tố chưa ổn định.
Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều kéo dài có thể là “tín hiệu cảnh báo” của các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u nang buồng trứng… gây ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Biểu hiện của kinh nguyệt không đều
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28 – 35 ngày với thời gian hành kinh khoảng 3 – 7 ngày. Khi kinh nguyệt không đều, chị em có thể thấy rõ các biểu hiện:
– Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
– Thời gian hành kinh ít hơn 3 hoặc nhiều hơn 7 ngày.
– Lượng máu kinh không ổn định, quá nhiều hoặc quá ít, thậm chí không có.
– Máu kinh có màu bất thường, đen sẫm, lẫn máu đông.
– Giữa 2 kỳ kinh, cơ thể có dấu hiệu ra máu thất thường.
– Không có kinh từ 6 tháng trở lên.
– Trong thời kỳ hành kinh, cơ thể có các triệu chứng “mạnh” như: đau bụng dữ dội, mệt mỏi, kiệt sức, đau lưng…
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra không đều
Kinh nguyệt ra không đều không phải là tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là với phụ nữ đang trong tuổi dậy thì. Đây có thể là “tín hiệu cảnh báo” của cơ thể về những vấn đề sức khỏe nào đó.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra không đều:
– Dùng thuốc tránh thai nội tiết
– Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là hormone estrogen và progesterone.
– Bị stress, tâm lý bị tác động, ảnh hưởng không tốt.
– Sử dụng các loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm… Hoặc sử dụng các loại chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia…
– Chế độ ăn uống không khoa học: thừa/ thiếu hụt calo, dinh dưỡng…
– Chế độ tập luyện, vận động không điều độ: tập thể dục nặng, quá sức hoặc lười vận động…
– Đang cho con bú.
– Mắc một số bệnh lý hoặc có vấn đề về sức khỏe như: tiểu đường, bệnh tuyến giáp, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh gan, thận…
Tác hại của việc rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây phiền phức cho đời sống của chị em mà cần để lại nhiều tác hại:
– Làm thay đổi nhan sắc, đặc biệt là với phụ nữ trên 30 tuổi, do sự thay đổi bất thường của nội tiết tố nữ.
– Da dễ bị lão hóa sớm, xuất hiện nám, tàn nhang, nổi mụn, lỗ chân lông to, thô ráp.
– Với những chu kỳ kinh kéo dài (rong kinh), chị em thường dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt…
– Khả năng thụ thai suy giảm do hoạt động của buồng trứng không ổn định khiến nang trứng không thể chín và phóng trứng đúng chu kỳ.
– Có nguy cơ bị hiếm muộn, vô sinh.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khơ như: u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng…
4 cách đơn giản giúp kinh nguyệt ra đều
Ăn uống khoa học, lành mạnh
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với hoạt động của cơ thể, và với việc điều tiết kinh nguyệt cũng tương tự. Để giúp kinh nguyệt ra đều, chị em lưu ý:
– Ăn đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là 4 nhóm chất: chất đạm – chất béo – tinh bột – vitamin và khoáng chất.
– Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.
– Hạn chế sử dụng muối và đường để tránh làm cơ thể tích nước, gây mệt mỏi, buồn ngủ.
– Tăng cường sắt vào chế độ ăn trong những ngày hành kinh.
– Ăn nhiều chất xơ để giảm các triệu chứng đau bụng, khó chịu vào ngày hành kinh.
Duy trì tập luyện đều đặn
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng khả năng trao đổi chất, giảm căng thẳng… mà còn giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Ngủ sớm, đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt là với phụ nữ thường xuyên bị rối loạn chu kỳ kinh.
Ngủ đủ giấc là tiền đề giúp tinh thần thoải mái, ổn định hoạt động của nội tiết tố giúp quá trình rụng trứng, kinh nguyệt diễn ra đều đặn. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc cũng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt như: đau bụng, đau lưng, căng tức ngực…
Duy trì cân nặng ổn định
Có thể bạn chưa biết, rằng thừa cân, béo phì hay nhẹ cân quá mức cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
Việc giữ thể hình cân đối, cân nặng ổn định cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện đều đặn là giải pháp hữu hiệu giúp kinh nguyệt ra đều mà chị em nên áp dụng ngay.
Khám phụ khoa định kỳ
Chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Việc này không chỉ giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà còn giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả các vấn đề sức khỏe sinh sản, bệnh lý phụ khoa như: bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm trùng, ung thư cổ tử cung…
Khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
Lưu ý trong ngày kinh nguyệt
Để thời gian hành kinh diễn ra nhẹ nhàng, chị em lưu ý một số vấn đề:
– Uống nước đều đặn, đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ngày. Ưu tiên uống nước ấm.
– Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, đặc biệt là trong những ngày đầu “rớt dâu”.
– Không vận động mạnh. Vẫn có thể tập thể dục nhẹ nhàng với cường độ phù hợp.
– Tránh làm việc quá sức.
– Không thức khuya.
– Không sử dụng chất kích thích, không sử dụng đồ ăn, đồ uống có chứa caffeine.
Hi vọng các thông tin bài viết cung cấp đã giúp chị em có thêm kiến thức để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, khoa học. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]