Viêm phổi do Mycoplasma: Bệnh lý nguy hiểm hay bệnh hô hấp thông thường?

03/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm phổi do Mycoplasma chiếm tới 30-40% số ca mắc viêm phổi và xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh thường bùng phát thành dịch trong phạm vi trường học, cơ quan, khu tập thể… mỗi khi thời tiết giao mùa.

Tổng quan về viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma 

Vi khuẩn Mycoplasma là một chủng vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0.15 – 0.3 micromet, thường cư trú ở niêm mạc miệng, hầu họng, đường sinh dục và tăng đột biến khi gặp điều kiện thuận lợi, từ đó gây bệnh. Hiện có khoảng 17 loại Mycoplasma gây bệnh ở người, trong đó, Mycoplasma pneumoniae là tác nhân gây viêm đường hô hấp trên và viêm phổi không điển hình ở người.

Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi phổ biến gây bệnh viêm phổi không điển hình. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng gặp nhiều nhất ở trẻ từ 5 tuổi với các triệu chứng không giống với triệu chứng của viêm phổi do nhiễm khuẩn thông thường.

Do triệu chứng không điển hình, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma thường bị bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị bệnh, khiến bệnh kéo dài và gây tổn thương đến phổi, nhu động ruột, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vi khuẩn Mycoplasma tấn công gây viêm phổi không điển hình
Vi khuẩn Mycoplasma tấn công gây viêm phổi không điển hình

Viêm phổi do Mycoplasma lây qua đường hô hấp

Viêm phổi do Mycoplasma lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các giọt bắn trong không khí từ người bệnh phát tán ra ngoài. Vậy nên, biện pháp phòng ngừa viêm phổi Mycoplasma đơn giản và hữu hiệu nhất chính là đeo khẩu trang.

Được xếp vào nhóm viêm phổi không điển hình, viêm phổi do Mycoplasma không có các dấu hiệu điển hình của viêm phổi thông thường. Người bệnh thường có các dấu hiệu như:

– Đau đầu, cơ thể mệt mỏi

– Sổ mũi

Viêm họng, khò khè

– Sốt, cơ thể lạnh

– Ho: ho khan, ho có đờm, dịch đờm màu trắng

– Có thể xuất hiện tình trạng chán ăn, tiêu chảy

Thông thường, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn lây khoảng 3 – 4 tuần. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần được đưa đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như:

– Viêm phổi nặng

– Viêm não

Thiếu máu, tan máu, nhiễm trùng máu

– Suy thận

Tràn dịch màng phổi, áp xe phổi

Suy hô hấp

– Biến chứng tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu

– …

Đặc biệt, bệnh có thể lan rộng thành dịch, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm tới trẻ
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm tới trẻ

Phương pháp điều trị viêm phổi do Mycoplasma 

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma, bác sĩ cần dựa trên bệnh sử, triệu chứng và kết quả kiểm tra sức khỏe. Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như:

– Xét nghiệm máu, xét nghiệm công thức máu toàn phần

– Chụp CT ngực

– Nội soi phế quản

– Đo nồng độ O2 và CO2 trong máu

– Sinh thiết phổi hở (với trường hợp nghiêm trọng)

– Lấy dịch mũi, họng. Xét nghiệm đờm

Hiện Bệnh viện Quốc tế DoLife đã có dịch vụ test PCR qua dịch huyết thanh để xác định nhanh viêm phổi do Mycoplasma. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp giúp người bệnh nhanh khỏi và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.

Điều trị

Việc điều trị viêm phổi do Mycoplasma tùy thuộc vào từng trường hợp tình trạng và mức độ nghiêm trọng bệnh. Trong đó, sử dụng kháng sinh là liệu pháp điều trị đầu tiên.

Bác sĩ có thể chỉ định:

– Nhóm kháng sinh ưu tiên: Macrolide, Tetracyclin.

– Nhóm kháng sinh thay thế: Fluoroquinolon.

Cùng với sử dụng kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thêm corticosteroid để giúp người bệnh kiểm soát tình trạng viêm. 

Trong quá trình, người bệnh lưu ý:

– Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

– Có lối sống tích cực, nghỉ ngơi đầy đủ.

– Thực hiện tốt vệ sinh tay. Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi.

– Tránh xa khói thuốc lá.

– Liên hệ ngay với bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường: sốt cao, nhiều đờm, đau ngực, thở gấp, buồn nôn, nôn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nâng đỡ thể trạng:

– Ăn uống lành mạnh, tăng cường các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất (cà chua, súp lơ xanh, cam, táo, dứa, ớt chuông, rau chân vịt…), bổ sung thực phẩm giàu omega-3 và chất chất chống oxy hóa (trà xanh, các loại hạt, lúa mì, yến mạch…) để kháng viêm và chữa lành vết thương.

– Ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.

Phòng ngừa

Hiện viêm phổi do Mycoplasma vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, mọi người cần chủ động bảo vệ bản thân:

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao thể chất, tăng cường sức đề kháng.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Vệ sinh tay đúng chuẩn thường xuyên.

– Hạn chế tiếp xúc với môi trường nguy cơ: khói bụi, khói thuốc lá, nơi đông người…

– Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến nơi công cộng, nơi đông người.

– Đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu mắc bệnh.

– Tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh đến Bệnh viện Quốc tế DoLife để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Với dịch vụ test PCR qua dịch huyết thanh, DoLife chẩn đoán nhanh chóng, chính  xác viêm phổi Mycoplasma, giúp người bệnh lên phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chung về Viêm phổi do Mycoplasma. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Viêm xoang bướm và những điều nhất định phải biết

Viêm xoang bướm và những điều nhất định phải biết

Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm là nguyên nhân khiến tình trạng viêm xoang ngày càng gia tăng. Ước tính, tỷ lệ người Việt mắc bệnh lý mũi xoang lên tới 30%, trong đó viêm xoang bướm là một tình trạng không hiếm gặp. Tổng quan về viêm xoang bướm Xoang là các […]

Viêm Amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm Amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm amidan là gì? Amidan hoạt động như một cơ chế bảo vệ và giúp ngăn cơ thể khỏi […]

Viêm xoang khi nào cần phẫu thuật và những điều cần biết

Viêm xoang khi nào cần phẫu thuật và những điều cần biết

Viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở nước ta, chiếm tới 25 – 30% trong tổng số các trường hợp người bệnh thăm khám bệnh lý tai mũi họng. Trong đó, các trường hợp xoang mạn tính có thể cần điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp cùng điều trị […]