Trẻ sơ sinh thở nhanh có đáng lo ngại không?

11/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

So với người trưởng thành, nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp thở nhanh ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất thường. Ba mẹ lưu ý ngay những triệu chứng khác lạ ở trẻ để có phương án ứng phó phù hợp.

Trẻ sơ sinh thở nhanh là như thế nào?

Thông thường, nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không ổn định. Bởi những tháng đầu đời thực chất là giai đoạn trẻ đang học cách thở, làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trung bình trẻ thở 40 – 60 nhịp/phút. Khi ngủ, nhịp thở thường khá chậm, ở mức 20 nhịp/phút. Bên cạnh đó, khi thở, nhịp thở của trẻ có thể ngừng từ 5 – 10 giây rồi bắt đầu thở lại nhanh từ 50 – 60 nhịp/phút trong 10- 15 giây. Việc tạm dừng thở kéo dài quá 10 giây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất thường.

Trẻ sơ sinh thở nhanh là tình trạng nhịp thở của trẻ nhanh hơn 40 – 60 nhịp/phút. Một số trường hợp đặc biệt, cơn thở nhanh thoáng qua còn có thể khiến trẻ thở với nhịp 120 nhịp/phút.

Nhận biết cơn thở nhanh thoáng qua ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thở nhanh có thể dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện bên ngoài như:

– Nhịp thở nhanh, thoáng qua

– Nở cánh mũi

Trẻ sơ sinh thở nhanh có thể được phát hiện bằng mắt thường
Trẻ sơ sinh thở nhanh có thể được phát hiện bằng mắt thường

Ở một số trường hợp thở nhanh kèm suy hô hấp, trẻ xuất hiện một số biểu hiện như:

– Rút lõm lồng ngực: phần ngực và bụng của trẻ bị rút lõm lại, quan sát rõ khi trẻ hít vào.

– Tím tái tay chân, môi, cơ thể. Chỉ số bão hòa oxy máu (SpO2) bất thường.

– Thở rên, cố gắng giữ lại không khí trong phổi.

Nguyên nhân gây thở nhanh ở trẻ sơ sinh

Khi còn trong bụng mẹ, phổi của thai nhi chưa có chức năng trao đổi khí. Thai nhận oxy từ bánh rau nối với mẹ. Khi chuyển dạ, trẻ sẽ hấp thụ hết cách dịch trong phế nang để chuẩn bị cho quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi.

So với người trưởng thành, thành ngực của trẻ sơ sinh thường mềm hơn, hệ hô hấp chưa hoàn thiện và đường thở nhỏ khiến nhịp thở của trẻ không ổn định. Đây cũng là lý do khiến nhịp thở nhanh có thể xuất hiện thoáng qua ở trẻ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở nhanh ở trẻ như:

– Khi chuyển dạ, quá trình hấp thu dịch phổi gặp vấn đề do sinh mổ chủ động, trẻ sinh non, tiểu đường thai kỳ

– Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai

– Mẹ bị hen phế quản và không kiểm soát tốt gây ra các vấn đề như: suy thai, tăng huyết áp, tiền sản giật, đẻ non…

– Trẻ sinh thường nhưng chuyển dạ quá nhanh

– Cân nặng của trẻ quá cao hoặc quá thấp so với mức trung bình.

Nguyên nhân gây thở nhanh ở trẻ sơ sinh khá đa dạng
Nguyên nhân gây thở nhanh ở trẻ sơ sinh khá đa dạng

Chăm sóc trẻ sơ sinh thở nhanh

Chuyên gia khuyến cáo ba mẹ nên theo dõi cẩn trọng các biểu hiện của trẻ sơ sinh để có các phương án ứng phó kịp thời khi xảy ra bất thường.

Khi trẻ xuất hiện các cơn thở nhanh thoáng qua, ba mẹ lưu ý:

– Cho trẻ uống đủ sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức).

– Làm sạch chất nhầy trong mũi trẻ bằng cách nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm với nhiệt độ từ 37 – 38 độ C.

– Cho trẻ nghe nhạc không lời, êm dịu.

– Massage cho trẻ ở các vị trí như cổ, lưng, bàn chân…

– Đảm bảo cho con ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo về tư thế ngủ của trẻ để hỗ trợ hoạt động hô hấp tốt nhất chính là đặt trẻ nằm ngửa. Đây cũng là tư thế ngủ an toàn nhất dành cho bé.

Khi nào trẻ sơ sinh thở nhanh cần đến gặp bác sĩ

Trẻ sơ sinh thở nhanh thoáng qua không phải là vấn đề đáng lo ngại bởi đây là vấn đề sinh lý bình thường.

Để đếm nhịp thở cho con, ba mẹ áp dụng cách đếm đơn giản tại nhà:

– Bước 1: Để trẻ ở tư thế nằm ngửa thoải mái, không quấy khóc.

– Bước 2: Quan sát vùng bụng của trẻ và đếm nhịp thở trong vòng 1 phút: Mỗi lần bụng phình lên là 1 nhịp thở.

– Bước 3: Đếm ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 phút để đảm bảo tính chính xác. Nếu nhịp thở vượt 60 nhịp/phút tức là trẻ đang có nhịp thở nhanh.

Ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường
Ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường

Tuy nhiên, một số trường hợp thở nhanh lại là dấu hiệu cảnh báo các bất thường trong sức khỏe của trẻ. Ba mẹ cần liên hệ với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu phát hiện trẻ thở nhanh kèm các biểu hiện như:

– Khó ngủ, khó ăn uống

– Khó chịu, quấy khóc

– Ho dài, sâu

– Sốt trên 38 độ C

– Nhợt nhạt hoặc tím tái môi, da, móng tay…

– Nôn ói

Ngoài ra, thở nhanh cũng có thể là tín hiệu cảnh báo bất thường tim mạch. Bởi vậy, chăm sóc trẻ trong giai đoạn đầu đời, ba mẹ cần hết sức cẩn trọng, đừng chủ quan.

Liên hệ hotline 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế DoLife để được tư vấn và hỗ trợ chăm sóc bé tốt nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]