Siêu âm đầu dò có hại không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

01/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật siêu âm hiện đại  giúp phát hiện thai ngay từ những tuần đầu (3 – 5 tuần). Trong đó, bác sĩ sử dụng thiết bị để di chuyển (không chạm vào cổ tử cung) quanh âm đạo của thai phụ. Vậy siêu âm đầu dò có gây hại gì không?

Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò (Transvaginal Ultrasonography)  là phương pháp siêu âm hiện đại. Phương pháp này sử dụng sóng âm cao tần tiếp xúc với môi trường bên trong âm đạo để hiển thị hình ảnh của âm đạo, tử cung và buồng trứng. 

Từ việc quan sát các cơ quan sinh dục bên trong, bác sĩ có thể thấy được:

– Sự hình thành của trứng

– Thời kỳ rụng trứng

– Độ dày mỏng của niêm mạc trong thành tử cung

– …

Việc này tạo điều kiện cho việc thụ tinh nhân tạo thuận lợi, đặc biệt ở những trường hợp hiếm muộn, khó có con. Bên cạnh đó, phương pháp siêu âm qua dò âm đạo cũng giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm như: u xơ tử cung, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, tắc ống dẫn trứng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung

Với phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, siêu âm đầu dò giúp:

– Xác định chính xác vị trí thai nhi

– Quan sát sự phát triển của thai nhi và tim thai trong thời gian đầu.

– Phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung để có phương pháp khắc phục kịp thời, tránh biến chứng về sau.

Khi thai nhi đã phát triển to, siêu âm đầu dò cũng thường được chỉ định khi cần khảo sát cổ tử cung, nghi ngờ có nhau tiền đạo.

Khi nào cần thực hiện?

Chị em phụ nữ nên thực hiện siêu âm đầu dò khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường:

– Đau vùng khung chậu, kiểm tra sức khỏe khung chậu

Kinh nguyệt rối loạn

– Kiểm tra vị trí vòng tránh thai, u xơ tử cung, u nang buồng trứng

Mẹ bầu ở những tuần đầu thai kỳ nên thực hiện siêu âm để theo dõi nhịp tim thai, chẩn đoán sảy thai. Đặc biệt, mẹ cần thực hiện phương pháp này nếu cơ thể chảy máu bất thường hay cổ tử cung có những thay đổi khác thường.

Siêu âm đầu dò giúp mẹ bầu kiểm tra sức khỏe thai nhi từ khi còn nhỏ
Siêu âm đầu dò giúp mẹ bầu kiểm tra sức khỏe thai nhi từ khi còn nhỏ

Ưu nhược điểm

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm an toàn, không gây đau đớn và có thời gian thực hiện nhanh. Đây cũng là kỹ thuật thường được bác sĩ chỉ định (nếu cần thiết) bởi có nhiều ưu điểm:

– Giúp quan sát rõ các cơ quan sinh dục bên trong của nữ giới. Không ảnh hưởng đến tử cung và cổ tử cung.

– Phát hiện các bệnh lý vùng tiểu khung – Điều mà phương pháp siêu âm ổ bụng không thể làm được.

– Độ chính xác cao, phát hiện mang thai sớm. 

– Hoàn toàn không sử dụng bức xạ, an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định:

– Không sử dụng được rộng rãi trong mọi trường hợp. Chỉ thực hiện cho những phụ nữ đã quan hệ tình dục, đã rách màng trinh.

– Không thể quan sát được các cơ quan nội tạng phía trên tiểu khung.

– Gây khó chịu nhẹ, tuy nhiên không đáng kể.

Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm đầu dò sử dụng phương pháp đưa đầu dò vào âm đạo. Việc này khiến không ít mẹ bầu lo lắng. Bởi đưa dụng cụ lạ vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi phương pháp  này có độ an toàn với thai nhi, tử cung và cổ tử cung.

Siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ di chuyển dụng cụ quanh âm đạo của mẹ bầu, đảm bảo dụng cụ không chạm vào cổ tử cung. Thiết bị cũng chỉ được đặt tại âm đạo chứ không tiến sâu vào trong tử cung. 

Thông thường, thai nhi sẽ xuất hiện tim thai từ tuần thứ 4 trở đi. Ở một số trường hợp đặc biệt, thai xuất hiện nhịp tim thai từ tuần thứ 7. Bởi vậy, tùy vào thời gian thực hiện siêu âm mà mẹ có thể thấy được nhịp tim của con hay không. Mẹ không nên quá lo lắng nếu siêu âm sớm mà chưa nghe thấy tim thai. Thay vào đó, mẹ bầu nên thực hiện lại phương pháp này vào những tuần thai sau.

Lưu ý cho chị em khi thực hiện siêu âm đầu dò

Để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi, chị em lưu ý một số điểm:

– Hạn chế uống nước và đi tiểu hết để giữ bàng quang rỗng. Việc này giúp bác sĩ dễ dàng quan sát buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

– Không siêu âm đầu dò trong thời gian hành kinh. Thời gian tốt nhất để siêu âm là sau kỳ kinh từ 3 – 5 ngày.

– Chỉ nên thực hiện siêu âm đầu dò trong thời gian đầu của thai kỳ. Khi thai nhi lớn hơn, mẹ bầu nên sử dụng phương pháp siêu âm thành bụng sẽ phù hợp hơn.

– Giữ tinh thần và tâm lý thoải mái trước – trong siêu âm. Việc này giúp quá trình thực hiện diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản, hiệu quả cao.

– Ưu tiên lựa chọn trang phục thoải mái.

– Lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao để có được quá trình siêu âm diễn ra an toàn, kết quả chẩn đoán chính xác, tư vấn hiệu quả.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi siêu âm đầu dò
Một số lưu ý cho mẹ bầu trước khi siêu âm

Tương tự như siêu âm thành bụng khi thai đã phát triển, siêu âm đầu dò đóng vai trò quan trọng trong việc quan sát, theo dõi sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Việc này cũng không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến mẹ và bé. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm siêu âm.

Hi vọng các thông tin trong bài viết hữu ích cho chị em trong việc tìm hiểu về phương pháp siêu âm đầu dò. Để biết thêm chi tiết về kỹ thuật này và đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline 1900 1984.

Tại DoLife, quý khách hàng sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn sâu với cơ sở vật chất, trang thiết bị hàng đầu, cho kết quả chẩn đoán chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp giúp bạn có được kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất.  Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật tối ưu.

Đặt lịch thăm khám ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]