Thai ngoài tử cung phát hiện sớm bằng cách nào?

05/08/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Mang thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 0.45 – 1.05% và ngày càng có xu hướng gia tăng. Thai ngoài tử cung ban đầu có các triệu chứng tương tự mang thai điển hình. 

Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, mẹ bầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí bị đe dọa tính mạng. Vậy làm sao để phát hiện sớm tình trạng này?

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung) là hiện tượng thai nghén bất thường. Trong đó, trứng thụ tinh, phát triển và làm tổ bên ngoài tử cung thay vì bên trong buồng tử cung như bình thường. 95% trường hợp thai ngoài tử cung có thai nằm ở vòi trứng.

Thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ. Bởi túi thai có thể vỡ bất kỳ khi nào khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng gây nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh cho sản phụ.

Thai ngoài tử cung cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu của thai ngoài tử cung tương tự với việc mang thai bình thường. Mẹ bầu cảm nhận được các triệu chứng như:

– Chậm kinh

– Buồn nôn, nôn

– Mệt mỏi

– Buồn ngủ

– Đau bụng

Ốm nghén

– …

Ổ giai đoạn sau, thai to lên và phát triển ở bên ngoài gây ra một số tình trạng:

– Xuất huyết âm đạo kéo dài

– Đau bụng dưới âm ỉ.

95% trường hợp thai ngoài tử cung nằm ở vòi trứng
95% trường hợp thai ngoài tử cung nằm ở vòi trứng

Khi thai có khả năng bị vỡ, cơ thể mẹ thường có các triệu chứng như:

– Toát mồ hôi hột, mặt tái nhợt

– Đau bụng dữ dội

– Chân tay bủn rủn

– Khó thở, mạch đập nhanh

– Kiệt sức, ngất xỉu

– Huyết áp thấp

Nguyên nhân gây thai ngoài tử cung

Đa phần không thể xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ thai ngoài tử cung ở mẹ bầu như:

– Thai phụ từng phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng khiến ống dẫn trứng bị viêm và có sẹo.

– Nội tiết tố hoạt động, thay đổi bất thường.

– Cơ quan sinh dục dị dạng.

– Thai phụ mắc bệnh lý gây ảnh hưởng tới hoạt động, hình dáng của ống dẫn trứng và các cơ quan sinh sản khác.

– Di truyền.

– Có tiền sử mang thai ngoài tử cung.

– Mắc các bệnh lây qua đường tình dục như: bệnh lậu, chlamydia,…

– Đang điều trị vô sinh

– Từng phẫu thuật ở vùng chậu: mổ lấy thai, phẫu thuật cắt u xơ…

– Dùng thuốc tránh thai hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai

– Hút thuốc lá

– Mang thai khi đã lớn tuổi

Các phương pháp chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung khi vỡ ra, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ. Bởi vậy, việc phát hiện sớm thai ngoài tử cung là vô cùng quan trọng. 

Siêu âm

Siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng là hai phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán thai ngoài tử cung. Từ kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

Siêu âm đầu dò phát hiện thai ngoài tử cung

Với phương pháp này, bác sĩ đưa đầu dò vào bê trong tử cung của mẹ bầu thông qua đường âm đạo. Đầu dò sẽ thu lại hình ảnh các cơ quan sinh dục bên trong cơ thể và phát lên màn hình siêu âm. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát và đánh giá được tình trạng thai, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng…

Một số dấu hiệu có thể quan sát được nếu bị thai ngoài tử cung:

– Không có hình ảnh túi ối bên trong buồng tử cung của bệnh nhân.

– Có vùng âm vang không đồng nhất, kích thước nhỏ ở khu vực bên cạnh tử cung.

– Siêu âm Doppler màu cho thấy có sự xuất hiện của vòng lửa.

– Bác sĩ có thể đo được kích thước phôi thai và quan sát hoạt động của tim thai nếu thai ngoài tử cung đã lớn.

Siêu âm ổ bụng phát hiện thai ngoài tử cung

Siêu âm ổ bụng là hoạt động siêu âm thao tác trên thành bụng cho phép bác sĩ quan sát tình trạng thai. Phương pháp này ít được chỉ định hơn so với siêu âm đầu dò bởi độ chính xác không cao.

Siêu âm cho phép bác sĩ quan sát tình trạng thai
Siêu âm cho phép bác sĩ quan sát tình trạng thai

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một trong những căn cứ để xác định xem mẹ bầu có mang thai ngoài tử cung hay không. Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định được nồng độ beta HCG – hormone đặc trưng trong khi mang thai ở phụ nữ. 

Người bệnh cũng được chỉ định làm xét nghiệm progesterone. Nồng độ progesterone nếu đạt trên 25mg/ml thì khả năng đến hơn 70% là thai đã làm tổ tại buồng tử cung. Nếu nồng độ progesterone nhỏ hơn 5mg/ml, bác sĩ sẽ dựa trên các kết quả khác để xác định tình trạng thai.

Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng giúp bác sĩ quan sát được vị trí chính xác của thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng để chẩn đoán thêm khi các kết quả khác nghi ngờ thai ngoài tử cung.

Khi nội soi ổ bụng, nếu phát hiện thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện ngay việc loại bỏ khối thai. Thai phụ không cần chờ tới lần phẫu thuật sau để xử lý.

Làm sao để phòng ngừa thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, phụ nữ có thể giảm nguy cơ mắc bằng việc xây dựng một lối sống lành mạnh và chủ động chăm sóc sức khỏe:

– Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau sinh nở.

– Sử dụng biện pháp phòng tránh thai an toàn.

– Hẹn chế nạo phá thai.

Khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa.

– Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.

– Thử thai sớm, ngay sau khi trễ kinh khoảng 2 tuần để kịp thời phát hiện thai ngoài tử cung, từ đó có biện pháp xử trí kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng, thậm chí biến chứng tử vong ở cả mẹ và bé.

Tùy theo tình trạng thai ngoài tử cung mà phương pháp xử lý sẽ khác nhau. 

Với trường hợp thai nhỏ, chưa vỡ, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng methotrexate. Trong thường hợp methotrexate không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Cùng với đó, với trường hợp có Rh âm tính, bệnh nhân sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rho (D).

Nhìn chung, tùy vào tình trạng sức khỏe và kích thước thai mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp ngay.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]