Máu nhiễm mỡ khi mang thai có đáng lo ngại không?

29/06/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Mỡ máu cao thường là bệnh lý rất dễ gặp phải khi mang thai, mỡ máu có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn và biết cách phòng tránh mỡ máu thai kỳ nhé!

Khi nào mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ?

Mỡ máu chính là bệnh lý khi nồng độ Cholesterol trong máu tăng cao. Cholesterol là thành phần quan trọng để hình thành tế bào và dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể. Khi nồng độ cholesterol trong máu đạt mức cao sẽ hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch, ảnh hưởng xấu đến việc lưu thông máu. 

Các chỉ số dưới đây sẽ là căn cứ để kết luận mẹ bầu có đang bị máu nhiễm mỡ hay không:

– LDL: Lớn hơn 160 mg/dL.

– HLD: Dưới 40 mg/dL.

– Triglyceride: Lớn hơn 150 mg/dL.

– Cholesterol toàn phần: Cao hơn 200 mg/dL.

Tình trạng LDL trong máu cao được gọi là tăng mỡ máu, đến mức nhất định sẽ dẫn tới tích tụ chất béo trong các mạch máu gây ra cản trở lưu thông máu. Ngược lại, HDL giúp chống lại tình trạng xơ vữa động mạch, tích tụ cholesterol. Triglyceride là 1 loại chất béo giúp cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Cholesterol toàn phần gồm HDL chiếm tỉ trọng cao và LDL chiếm tỉ trọng thấp.

Vì thế để xác định được tình trạng máu nhiễm mỡ khi mang thai hoặc ở người thường, chúng ta sẽ dựa trên đánh giá cả 4 chỉ số mỡ máu này.

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ ở bà bầu

Mẹ bầu có thể bị tăng mỡ máu ở một số thời điểm nhất định. Thông thường trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, chỉ số LDL và HDL đều sẽ tăng cao, mức tăng này có thể đạt đến 25% – 50%.

Quan niệm “ăn cho hai người”

Điều này cũng vô tình khiến mẹ bầu phải  tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, nhiều dầu mỡ, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ khi mang thai.

Ít vận động

Khi mang thai, mẹ bầu cần hạn chế hoạt động mạnh và làm việc nặng nhọc, nhưng nếu ít vận động có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao. Điều này xảy ra khi cơ thể không thể đốt cháy đầy đủ năng lượng, dẫn đến tăng lượng mỡ dư thừa trong máu.

Căng thẳng, mệt mỏi

Khi mang thai mẹ bầu thường cảm thấy bất an, lo lắng, mệt mỏi, nhất là chị em phụ nữ mang thai lần đầu. Điều này khiến mẹ bầu không có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp làm cho quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị rối loạn gây ra bệnh máu nhiễm mỡ.

Di truyền

Thông thường nếu người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh máu nhiễm mỡ thì khả năng mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ là rất cao.

Máu nhiễm mỡ gây ra những biến chứng nguy hiểm
Máu nhiễm mỡ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Mang thai bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Nguy cơ di truyền từ mẹ sang con

Điều đầu tiên cần phải đề cập đến đó chính là máu nhiễm mỡ ở thai phụ có nguy cơ di truyền cho trẻ. Thai nhi sinh ra bị máu nhiễm mỡ sẽ có nguy cơ gặp phải rất nhiều bệnh lý nguy hiểm và rối loạn khó điều trị. Máu nhiễm mỡ thường có diễn biến âm thầm khiến nhiều mẹ bầu không phát hiện để can thiệp sớm, đến khi phát hiện những biến chứng nguy hiểm thì khó điều trị do hạn chế sử dụng thuốc.

Đối với các mẹ bầu có khả năng bị mắc mỡ máu cao, cần thực hiện các xét nghiệm máu định kỳ để có phương hướng điều trị kịp thời. Cholesterol tăng tự nhiên trong thai kỳ là hiện tượng tương đối bình thường và sẽ giảm sau khi sinh từ 4 – 6 tuần. 

Nguy cơ mắc tiền sản giật cao

Theo thống kê, mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ trong thai kỳ có khả năng mắc tiền sản giật gấp 2 so với mẹ bầu bình thường. Thực tế, đây là chính là tình trạng nhiễm độc máu khi mang thai, tăng huyết áp thai kỳ, biến chứng gây ra các bệnh lý về thận và gây phù cho mẹ bầu, đặc biệt phổ biến nhất trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Nhiều biến chứng nguy hiểm khác

Nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: đột quỵ, xơ gan, viêm gan, ung thư gan, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, sỏi mật,… Những bệnh lý này đều gây tổn thương cơ quan vĩnh viễn, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới tử vong ở cả mẹ và con.

Cách phòng ngừa mỡ máu ở bà bầu

Mỡ máu cao hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên đơn giản nhưng hiệu quả mà các chuyên gia sức khỏe Bệnh viện Quốc tế Dolife gửi đến các mẹ bầu:

Bổ sung omega-3 từ các loại cá

Mẹ bầu bị mỡ máu cao nên bổ sung cá vào thực đơn hàng ngày, bởi cá chứa nhiều omega-3 giúp hỗ trợ cho hoạt động của tim mạch. Đặc biệt, omega-3 trong cá còn giúp thai nhi phát triển thị giác và trí não tốt hơn ngay từ trong bụng mẹ. 

Ví dụ như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá trích,… Tuy nhiên, cần tránh những loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá kình, cá thu, cá kiếm,… làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nhi.

Bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol thấp

Như: Thịt nạc, thịt trắng, đậu, lạc, nấm, bí đỏ, rau xanh,…

Hạn chế tối đa các loại thức ăn chứa nhiều chất béo no

Như: Sữa, mỡ động vật, dầu động vật,…nên chọn loại dầu ô liu, dầu đậu nành hoặc dầu hướng dương.

Duy trì chế độ ăn nhạt

Nên hạn chế tối đa lượng muối trong khẩu phần ăn để giảm nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch và nhiều các biến chứng khác trong thai kỳ.

Tăng cường ăn rau xanh

  • Rau xanh và các sản phẩm được làm từ đậu, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây,… đều rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi vì chúng chứa ít cholesterol.
  • Chất xơ: Yến mạch, gạo lứt, các hạt họ đậu, lúa mạch, trái cây cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu.

Mẹ bầu mỡ máu cao nên ăn các loại thịt đỏ

Như thịt bò, thịt cừu, thịt trâu… 

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên

Như: đi bộ, tập Yoga,… để giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ trong thai kỳ.

Đối với những chị em phụ nữ có tiền sử mắc bệnh mỡ máu cao và đang có kế hoạch mang thai cần phát hiện và điều trị bệnh sớm để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Liên hệ ngay với Bệnh viện Quốc tế Dolife nếu cần hỗ trợ thêm về các gói khám và tư vấn sức khỏe khi mang thai qua hotline 1900 1984

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

  Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau […]

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Bạn có biết, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh vô cùng phổ biến ở nam giới, đặc biệt là nam giới trên 50 tuổi. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây tử vong đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Lúc này, việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là […]

Viêm âm đạo và những thông tin cần biết

Viêm âm đạo và những thông tin cần biết

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ đã lập gia đình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích bạn nhé! Thông tin […]