Sỏi túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

07/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Sỏi túi mật là bệnh lý phổ biến ở nước ta với tỷ lệ mắc bệnh lên tới 8 – 10% dân số. Trong đó, 22.6 – 80% người bệnh khi phát hiện mắc bệnh vẫn chưa có triệu chứng.

Thông tin chung về sỏi túi mật
Thông tin chung về sỏi túi mật

Thông tin chung về sỏi túi mật

Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là tình trạng túi mật xuất hiện các tinh thể rắn do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Các tinh thể này được tạo ra bởi muối mật, canxi, và cholesterol có kích thước từ vài mm đến vài cm. Số lượng sỏi trong túi mật có thể là 1 đến vài trăm viên gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển mật tự nhiên, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Ở một số trường hợp, sỏi mật có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra viêm túi mật, thủng túi mật hay thậm chí là ung thư túi mật.

Các dạng sỏi túi mật

Có 3 dạng sỏi túi mật phổ biến:

– Sỏi cholesterol (chứa ít nhất 80% cholesterol): hình bầu dục, có đốm nhỏ sẫm màu ở trung tâm, màng vàng nhạt, xanh đậm, trắng phấn hoặc nâu. Sỏi hình thành đơn độc, thường dài từ 2 – 3 cm.

– Sỏi sắc tố mật/ Sỏi bilirubin (chứa ít hơn 20% cholesterol): thường có kích thước nhỏ, xuất hiện trong mật với số lượng lớn, màu sẫm, ngả đen. Sỏi được hình thành chủ yếu từ muối canxi (canxi photphat) và bilirubin.

– Sỏi hỗn hợp (chứa 20 – 80% cholesterol): thường hình thành thứ phát sau khi nhiễm trùng đường mật. Bên cạnh cholesterol, sỏi chứa canxi cacbonat, palmitate phosphate, bilirubin cùng các sắc tố mật như canxi bilirubinat, canxi palmitat, canxi stearat. 

Nguyên nhân gây sỏi túi mật

Nguyên nhân

Các nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi túi mật gồm:

– Dư thừa cholesterol trong dịch mật dẫn đến hình thành sỏi.

– Xơ gan, rối loạn lipid máu, nhiễm trùng khiến gan sản xuất dư thừa bilirubin khiến dịch mật chứa nhiều bilirubin dẫn đến hình thành sỏi túi mật.

– Dịch mật cô đặc thành sỏi.

Các yếu tố nguy cơ

Sỏi túi mật có khả năng hình thành cao hơn ở:

– Nữ giới trên 40 tuổi.

– Người béo phì, thừa cân, lười vận động.

– Chế độ ăn nhiều cholesterol, chất béo, ít chất xơ.

– Tiền sử gia đình có thành viên bị sỏi túi mật.

– Người bệnh tiểu đường, Crohn, thiếu máu tán huyết, xơ gan.

– Người giảm cân cấp tốc.

– … 

Triệu chứng của sỏi túi mật

Đa phần các trường hợp sỏi túi mật nhỏ không gây ra triệu chứng cho người bệnh. Sỏi thường chỉ được vô tình phát hiện khi khám sức khỏe.

Sỏi nhỏ sẽ dần tiến thành to dần. Khoảng 11.7 – 23.7% trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng sau 9 – 20 năm. Đến khi sỏi có kích thước lớn, đường vận chuyển dịch mật tự nhiên bị ảnh hưởng, túi mật và tuyến tụy bị tổn thương, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như;

– Đau bụng (vùng bên phải phía trên, bụng giữa phía trên), đau nhiều sau khi ăn.

Vàng da, vàng mắt.

– Buồn nôn, nôn.

– Sốt, ớn lạnh.

– Nước tiểu có màu nâu nhạt.

– Màu phân thay đổi.

Phương pháp chẩn đoán sỏi túi mật

Để được xác định tình trạng sỏi túi mật, người bệnh thường được chỉ định làm các xét nghiệm:

– Xét nghiệm máu để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, viêm đường mật, viêm túi mật, viêm tuyến tụy, viêm gan…

– Chụp X-quang để tìm sỏi túi mật.

Siêu âm để phát hiện sỏi mật.

– Chụp CT để phát hiện sỏi mật và các biến chứng như: tắc nghẽn túi mật, nhiễm trùng, ống dẫn mật…

– Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện sỏi túi mật trong đường mật.

– Quét HIDA để phát hiện những cơn co thắt túi mật bất thường hoặc tình trạng tắc nghẽn ống mật do sỏi.

– Nội soi mật tụy người dòng để chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến ống túi mật, tụy, loại bỏ sỏi…

Cách điều trị sỏi túi mật

Để điều trị sỏi túi mật, người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa thường được chỉ định với các trường hợp sỏi cholesterol, người bệnh không thể can thiệp phẫu thuật do mắc các bệnh lý nghiêm trọng.  Sỏi mật có thể được phá vỡ hoặc loại bỏ mà không cần can thiệp phẫu thuật qua các phương pháp như:

– Nội soi mật tụy ngược dòng: thường được chỉ định để loại bỏ sỏi túi mật kẹt trong ống mật chủ.

– Dùng thuốc (Ursodiol NIH và Chenodiol NIH) để phá vỡ sỏi (kích thước nhỏ). Để đạt hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc từ vài tháng đến vài năm.

– Tán sỏi bằng sóng xung kích để làm vỡ sỏi mật rồi đưa ra ngoài cơ thể.

Các phương pháp này vẫn có nguy cơ tái phát sỏi cao. Do đó, người bệnh có thể cần điều trị thường xuyên.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được áp dụng phổ biến trong đa số trường hợp mắc sỏi túi mật. Trong đó, người bệnh được gây mê toàn thân để cắt bỏ túi mật. Khi đó, dịch mật sẽ chảy qua ống gan và ống mật chủ, đi trực tiếp vào tá tràng.

Để thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể được chỉ định:

– Phẫu thuật nội soi. Người bệnh thường cần khoảng 1 tuần để có thể hồi phục sức khỏe.

– Phẫu thuật mổ mở: thường được chỉ định khi túi mật bị viêm nặng, nhiễm trùng, có sẹo hoặc khi phẫu thuật nội soi gặp vấn đề phát sinh. Thông thường, sau phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi tại viện khoảng 1 tuần và cần khoảng 1 tháng để phục hồi sức khỏe.

Rất hiếm trường hợp xuất hiện biến chứng trong và sau ca mổ. Nếu có, biến chứng xảy ra là nhiễm trùng đường mật.

Sau phẫu thuật, một số người bệnh có thể xuất hiện một số thay đổi sinh hoạt tạm thời như: đi ngoài nhiều hơn, phân mềm hơn…

Trên đây là những thông khoa học về sỏi mật. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]