Máu nhiễm mỡ: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

06/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Mỗi năm, Việt Nam có tới 200.000 trường hợp đột quỵ do rối loạn mỡ máu. Máu nhiễm mỡ ở người Việt ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch vành, đe dọa tính mạng người bệnh.

Tổng quan về máu nhiễm mỡ

Theo tổng hội Y học Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người có mỡ máu cao. Tỷ lệ người bị máu nhiễm mỡ tăng nhanh nhất trong độ tuổi 35 – 44. Đặc biệt, có tới hơn 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 50 – 65 bị mỡ máu tăng cao. Điều đáng báo động là có tới 71% người bệnh không biết mình bị máu nhiễm mỡ cho đến khi khám tổng quát hoặc xuất hiện biến chứng khiến bệnh tiến triển nặng, gây hại tới sức khỏe.

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới, rối loạn mỡ máu liên quan tới 48% số trường hợp tai biến mạch máu não và 56% có liên quan đến thiếu máu cơ tim trên cả thế giới.

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường lượng lipid trong máu: tăng cholesterol xấu, lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và/hoặc nồng độ chất béo trung tính hoặc suy giảm cholesterol tốt. 

Phân loại

Máu nhiễm mỡ được chia thành 2 loại là nguyên phát và thứ phát:

– Máu nhiễm mỡ nguyên phát (di truyền) gồm tăng cholesterol máu có tính chất gia đình, tăng mỡ máu kết hợp mang tính chất gia đình, tăng cholesterol máu đa gen.

– Máu nhiễm mỡ thứ phát: thường do béo phì, đái tháo đường hay các rối loạn chuyển hóa khác.

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ liên quan trực tiếp đến sự mất cân bằng các lipid trong máu, nếu không được điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như: động mạch vành, động mạch ngoại biên, biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não…

Máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch vành
Máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch vành

Dấu hiệu của máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ thường ít gây ra triệu chứng và hầu hết các trường hợp bệnh được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, gây tổn thương tới nhiều cơ quan trong cơ thể. 

Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở người bệnh như:

– Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, đau tức ngực, thở gấp, tim đập nhanh…

– Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đau tim, xơ vữa động mạch…

– Một số trường hợp xuất hiện ban vàng dưới da

Chẩn đoán và điều trị máu nhiễm mỡ

Phương pháp chẩn đoán máu nhiễm mỡ

Để chẩn đoán máu nhiễm mỡ, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm máu đơn giản. Từ kết quả định lượng LDL, HDL và chất béo trung tính, bác sĩ sẽ xác định tình trạng rối loạn mỡ máu cụ thể. 

Các chỉ số trong máu có thể thay đổi thường xuyên, bởi vậy, mọi người nên xét nghiệm máu hàng năm, đặc biệt là với các trường hợp nguy cơ cao, để tầm soát bệnh lý hiệu quả.

Xét nghiệm máu định kỳ giúp phát hiện sớm máu nhiễm mỡ
Xét nghiệm máu định kỳ giúp phát hiện sớm máu nhiễm mỡ

Điều trị

Việc điều trị máu nhiễm mỡ hiện nay hướng tới 2 mục đích là cải thiện triệu chứng đồng thời ngăn ngừa biến chứng. Trong đó, quá trình điều trị gồm sử dụng thuốc, xây dựng chế độ ăn lành mạnh và duy trì lối sống khoa học.

Điều trị bằng thuốc

Để giảm cholesterol trong máu, 4 loại thuốc thường được chỉ định gồm:

– Statins để làm giảm LDL-cholesterol, từ đó giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ. Việc sử dụng statins nên bắt đầu với liều thấp và tăng dần theo thời gian để có hiệu quả tốt nhất.

– Niacin để làm giảm LDL-cholesterol, triglyceride, đồng thời tăng HDL-cholesterol trong máu.

– Nhựa gắn acid mật để làm giảm LDL-cholesterol trong máu.

– Dẫn xuất của acid fibric để làm giảm triglyceride.

Máu nhiễm mỡ thường xuất hiện ở những người bệnh có bệnh lý nền như đái tháo đường, suy thận, suy tuyến giáp, mắc bệnh gan mật… Khi đó, việc điều trị rối loạn mỡ máu cần thận trọng để kết hợp hài hòa với việc điều trị bệnh lý:

Điều trị máu nhiễm mỡ ở người bệnh đái tháo đường

Ở trường hợp này, biện pháp điều trị hàng đầu là xây dựng và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp với việc sử dụng thuốc statins. Với những trường hợp người bệnh có nồng độ triglyceride rất cao và đường máu khó kiểm soát, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng insulin để kiểm soát bệnh hiệu quả.

– Điều trị máu nhiễm mỡ ở người bệnh suy thận, mắc bệnh gan mật mạn tính: phối hợp điều trị đồng thời rối loạn mỡ máu và bệnh nền.

– Điều trị máu nhiễm mỡ ở người bệnh suy tuyến giáp: lưu ý trong việc sử dụng hormone giáp trạng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trong quá trình điều trị, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được xử trí và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.

Xây dựng và duy trì lối sống khoa học

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng cholesterol, rối loạn mỡ máu chính là chế độ ăn không hợp lý hoặc liên quan đến rối loạn chuyển hóa, di truyền. 

Lối sống khoa học giúp giảm tình trạng mỡ máu cao
Lối sống khoa học giúp giảm tình trạng mỡ máu cao

Phương pháp hữu hiệu hàng đầu trong dự phòng và điều trị rối loạn mỡ máu chính là xây dựng lối sống khoa học.

– Chế độ ăn lành mạnh, phù hợp với sức khỏe

+ Hạn chế những loại thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol như: bơ, mỡ động vật…

+ Hạn chế ăn đồ ăn vặt, đồ ngọt…

+ Kiểm soát lượng thịt cá mỗi ngày khoảng 150 – 200gr, không ăn quá 3 quả trứng/ tuần.

+ Không ăn mỡ, nội tạng động vật, da gia cầm. Ưu tiên sử dụng đạm thực vật.

+ Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, thuốc lá

+ Tăng cường rau củ quả tươi

– Tập luyện thể thao thường xuyên

Hoạt động thể chất, rèn luyện sức bền thường xuyên với các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy, đạp xe… góp phần giảm đáng kể nguy cơ rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, cân nặng, bệnh mạch vành, stress…

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]