Lưu ngay những cách xử trí nhanh, hiệu quả khi bị dị ứng thức ăn

28/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ bị dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ lên tới 40% và giảm dần theo độ tuổi, phụ thuộc theo sự thay đổi của thói quen, môi trường sống…

Cơ chế của dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể khi cơ thể nhận diện một loại thực phẩm nào đó là có hại khi cơ thể tiếp nhận các protein đặc biệt qua đường ăn uống. Tình trạng dị ứng thức ăn có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Dấu hiệu 

Dị ứng thức ăn thường gây ra các biểu hiện như:

– Ngứa ngáy, nổi mề đay, có thể ngứa trong miệng

– Choáng, chóng mặt, ngất xỉu

– Nghẹt mũi, khó thở, khò khè

– Buồn nôn, nôn mửa

– Đau bụng, tiêu chảy

– Sưng môi, lưỡi, mặt, họng…

– Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, co thắt đường hô hấp, sưng cổ họng, tụt huyết áp…

Người bị dị ứng thức ăn có thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn trên da
Người bị dị ứng thức ăn có thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn trên da

Ngoài ra, ở một trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng muộn (xảy ra sau vài ngày ăn phải thức ăn gây dị ứng):

– Viêm da, viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Hen phế quản

– Ho 

– Chảy nước mũi

– Táo bón

– Chán ăn

– Đổ nhiều mồ hôi

– Ngủ kém, giảm tập trung

– …

Tùy vào lượng thức ăn nạp vào cơ thể mà các triệu chứng có thể nặng nhẹ khác nhau.

Cơ chế 

Cơ chế của dị ứng thức ăn chính là sự sản xuất histamin trong quá trình chuyển hóa thức ăn khiến mao mạch giãn, thoát huyết tương và các tế bào khác. Việc này khiến các chất trong cơ thể bị đọng lại, gây phù nề tại chỗ hoặc khắp cả cơ thể. Người bệnh xuất hiện tình trạng sung huyết, tiết dịch, nổi mần ngứa, mề đay, co thắt cơ trơn gây buồn nôn, đau bụng, khó thở…

Nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất có trong thức ăn gây dị ứng chính là các protein có nguồn gốc động vật và thực vật. Các protein này bền với nhiệt, giữ nguyên cấu trúc ngay cả khi đã đun ở nhiệt độ cao, không bị phân hủy bởi men tiêu hóa và cả axit có trong dạ dày.

Tỷ lệ dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ cao hơn so với người lớn
Tỷ lệ dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ cao hơn so với người lớn

Các nguy cơ gây dị ứng thức ăn

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn như:

– Độ tuổi: trẻ nhỏ thường dễ bị dị ứng thức ăn hơn so với người lớn. Càng phát triển, nguy cơ bị dị ứng càng giảm.

– Di truyền: con cái có thể bị dị ứng với các loại thức ăn mà bố mẹ dị ứng.

– Thói quen: Việc thường xuyên ăn uống không khoa học sẽ khiến cơ thể dễ dị ứng với các loại thực phẩm. Ngoài ra, một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến cần lưu ý như: hải sản, sữa, trứng, các loại hạt…

– Yếu tố môi trường: không khí, nguồn nước

Cách xử trí khi bị dị ứng thức ăn

Hiện vẫn chưa có biện pháp cố định nào để điều trị dị ứng thức ăn. Tùy theo tình trạng dị ứng mà cách điều trị sẽ là khác nhau.

Sau khi phát hiện dị ứng thức ăn, người bệnh áp dụng một số biện pháp như:

– Loại bỏ và không tiếp tục thức ăn gây dị ứng hoặc nghi ngờ dị ứng, ít nhất từ 1 – 2 tuần tiếp theo. 

– Dị ứng nổi ban đỏ (thường xuất hiện khi dị ứng với tôm, cua, chocolate…) không nên đi tắm, không nên lau người bằng nước nóng để tránh cho tình trạng ban đỏ lan rộng. Thay vào đó, người bệnh nên chườm lạnh lên các vùng da mọc ban, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý.

– Dùng thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của chuyên gia, thường là thuốc chống co thắt phế quản, corticoid dạng hít, thuốc kháng histamin, Epinephrin…

– Với các trường hợp dị ứng nặng, xuất hiện tình trạng hạ huyết áp, suy hô hấp, bất tỉnh, người bệnh cần được dùng Epinephrine gay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thức ăn

Để phòng ngừa dị ứng thức ăn hiệu quả, mọi người cần cẩn trọng khi ăn uống:

– Tránh các thực phẩm có tiền sử gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng.

– Kiểm tra chi tiết các thành phần ghi trên bao bì các loại thức ăn định ăn để loại trừ những thực phẩm có thể gây dị ứng.

– Cản trọng tìm hiểu khi sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, không nhãn mác.

– Không dùng thực phẩm đã hết hạn, ẩm mốc, ôi thiu…

– Hạn chế ăn uống bên ngoài. Nên có thói quen ăn uống, tự nấu ăn tại nhà.

– Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để hạn chế nguy cơ dị ứng thức ăn. Thông báo với giáo viên, người chăm sóc trẻ về tiền sử dị ứng của con.

– Trẻ dưới 1 tuổi nên tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như: hải sản, lòng trắng trứng, lạc, sữa dê, sữa bò, thịt cừu… Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, nên cho trẻ làm quen từ từ với các loại thực phẩm, hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, chứa gia vị nhân tạo.

– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

– Lưu ý các cách xử trí khi bị dị ứng thực phẩm để ứng phó kịp thời, đúng cách.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]