Khi nào nên sàng lọc thai nhi? Nên thực hiện phương pháp sàng lọc thai nào?

27/05/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Khám sàng lọc thai nhi là một phần quan trọng trong việc chăm sóc thai kỳ cho mẹ bầu. Sàng lọc giúp phát hiện sớm các dị tật đồng thời xây dựng kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Khám sàng lọc thai nhi là gì?

Sàng lọc thai nhi là phương pháp sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu hiện đại để phát hiện, tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi ở trẻ. Phương pháp được thực hiện trong thời gian người mẹ mang thai gồm khâu chẩn đoán và xét nghiệm ở từng tuần thai kỳ cụ thể. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề của thai nhi. Dựa trên kết quả này, bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị hoặc can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Một số kỹ thuật thường được sử dụng để khám sàng lọc thai như: Siêu âm, xét nghiệm NIPT, Double Test, Triple Test, chọc ối, sinh thiết nhau thai…

Vì sao cần khám sàng lọc thai

Để giúp thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sự an toàn cho con, chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu nên khám sàng lọc thai nhi ở các mốc quan trọng trong thời gian mang thai.

Sàng lọc trước sinh có thể phát hiện các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như:

Hội chứng Down (tam bội thể 13)

– Hội chứng Edwards (tam bội thể 18) 

– Dị tật ống thần kinh

– Hở hàm ếch, sứt môi

– Chậm phát triển trí tuệ

– Dị tật bàn chân

– …

Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể phát hiện sớm dị tật thai nhi từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp cho mẹ bầu. 

– Với trường hợp thai nhi mang khuyết tập quá nặng, tỉ lệ sống sót, phát triển sau sinh thấp, mẹ bầu có thể cân nhắc về việc giữ hay bỏ thai. 

– Với thai nhi có dấu hiệu bệnh, bác sĩ có thể đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp để giảm nhẹ hậu quả. 

– Với thai nhi khỏe mạnh bình thường, mẹ bầu có thể thoải mái tiếp tục thai kỳ mà không cần lo lắng.

Những ai cần khám sàng lọc thai nhi

Mọi phụ nữ khi mang thai đều nên thực hiện khám sàng lọc trước sinh. Bên cạnh đó, mẹ bầu nhất định phải thực hiện sàng lọc nếu:

– Mang thai khi trên 35 tuổi

– Mang đa thai

– Có tiền sử gia đình/ tiền sử bản thân mang bệnh lý hoặc bất thường nhiễm sắc thể

– Trong thời gian mang thai mắc bệnh truyền nhiễm (rubella, thủy đậu, cảm cúm…)

– Có tiền sử sảy thai, thai lưu, sinh non, sinh con dị tật…

– Sử dụng thuốc lá, rượu bia, tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ…

– Thai nhi có các dấu hiệu bất thường

Sàng lọc thai thi giúp phát hiện sớm các vấn đề, từ đó có kế hoạch khắc phục phù hợp
Sàng lọc thai thi giúp phát hiện sớm các vấn đề, từ đó có kế hoạch khắc phục phù hợp

Các phương pháp xét nghiệm sàng lọc thai nhi

Hiện nay, để sàng lọc thai nhi có nhiều phương pháp khác nhau như: siêu âm, xét nghiệm, chọc ối, sinh thiết… Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cân nhắc khi thực hiện sàng lọc bằng các kỹ thuật xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau… Bởi các phương pháp này có thể gây ra các rủi ro như:

– Chảy máu âm đạo

– Nhiễm trùng ối

– Nhiễm chì thai nhi

– Dị tật

– Sảy thai

– …

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sàng lọc thai nhi bằng phương pháp phù hợp nhất.

Có 3 xét nghiệm sàng lọc thai nhi phổ biến là Double Test, Triple Test và NIPT

Xét nghiệm Double Test

Xét nghiệm Double Test thường được chỉ định thực hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Xét nghiệm nhằm kiểm tra các thay đổi số lượng bất thường của nhiễm sắc thể. Thời điểm vàng để thực hiện Double Test là từ 11 tuần 4 ngày đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ.

Qua việc định lượng  β-hCG tự do và PAPP-A – có trong máu của thai phụ cùng với đô độ mờ da gáy, chiều dài đầu mông của thai nhi…, xét nghiệm Double Test có thể phát hiện một số bất thường của thai nhi như:

– Trisomy 13 (tam NST 13) gây nguy cơ hở hàm ếch, sứt môi, các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, tim mạch, mắt.

– Trisomy 18 (tam NST 18) gây nguy cơ khuyết tật trí tuệ, cân nặng, chiều cao và các dị tật bẩm sinh khác. Nếu chào đời, trẻ có thể mắc hội chứng Edward, tuổi thọ ngắn.

– Trisomy 21( tam NST 21) gây hội chứng Down.

Lưu ý:

– Double Test chỉ giúp phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể.

– Không thể phát hiện các dị tật bẩm sinh do gen qua xét nghiệm Double Test.

Xét nghiệm Triple Test 

Xét nghiệm Triple Test thường được thực hiện ở tuần thứ 15 – 19 của thai kỳ. Xét nghiệm giúp phát hiện các dị tật bất thường về nhiễm sắc thể gây ra các vấn đề:

– Hội chứng Down

– Edward

– Dị tật ống thần kinh

Kết quả của xét nghiệm dựa trên phân tích máu của mẹ để định lượng 3 nhóm chất:

– AFP (Alpha-fetoprotein)

– Β-hCG (Beta Human Chorionic Gonadotropin)

– uE3 (Unconjugated estriol).

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm triple test cho thấy nguy cơ cao bị dị tật thai nhi, sản phụ cần được chỉ định thực hiện chẩn đoán xác định bằng các thủ thuật xâm lấn như:

– Chọc ối

– Sinh thiết gai nhau.

Mẹ bầu cần cân nhắc kỹ và lắng nghe chi tiết tư vấn từ bác sĩ trước khi làm các thủ thuật này để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi. 

Xét nghiệm không xâm lấn NIPT

Xét nghiệm sàng lọc thai nhi không xâm lấn NIPT là phương pháp xét nghiệm mới. Xét nghiệm này chính xác tới 99%. NIPT có thể thực hiện khi thai nhi đủ 9 tuần tuổi. Kết quả được đánh giá dựa trên kết quả phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ. Từ kết quả, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể gây dị tật thai nhi và có phương án chăm sóc phù hợp cho mẹ và bé.

Các mốc sàng lọc thai nhi quan trọng

Để kết quả xét nghiệm chính xác, chẩn đoán đúng tình trạng của thi nhi, mẹ bầu không nên bỏ qua giai đoạn vàng trong sàng lọc trước sinh.

Có 3 mốc thời gian quan trọng mà mẹ cần lưu ý:

– Sàng lọc trước sinh lần đầu khi thai nhi được 11 – 14 tuần tuổi

– Sàng lọc trước sinh lần thứ 2 khi thai nhi được 18 – 23 tuần tuổi

– Sàng lọc trước sinh lần thứ 3 khi thai nhi được 30 – 32 tuần tuổi

Bên cạnh đó, nếu các kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi có nguy cơ cao, mẹ bầu càn thực hiện sàng lọc nhiều hơn để khẳng định chẩn đoán.

Mọi xét nghiệm mẹ bầu thực hiện đều cần có chỉ định và hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Đồng hành cùng mẹ bầu chăm sóc thai kỳ tốt nhất để quá trình sinh nở an toàn, dễ dàng, DoLife mang đến dịch vụ thai sản trọn gói “An nhàn cho mẹ – Khỏe mạnh cho con” – bảo vệ mẹ và bé toàn diện. Từ khi mang thai đến khi “vượt cạn”, mẹ bầu sẽ không phải lo lắng bất kỳ điều gì bởi đã có DoLife bên cạnh, giúp mẹ xây dựng một “thai kỳ khoa học”. 

DoLife đồng hành – Mẹ bầu an tâm!

>>> Xem thêm về dịch vụ Thai sản trọn gói của DoLife tại đây<<<

Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp mẹ có thêm thông tin về việc sàng lọc thai nhi trước sinh. Mẹ hãy liên hệ với DOLIFE qua hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]

Siêu âm thai nhiều có tốt không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Siêu âm thai nhiều có tốt không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Từ mang thai đến khi làm mẹ là một hành trình thiêng liêng khi bé từng ngày lớn lên bên trong mẹ. Mong ngóng gặp con, mẹ có thể mẹ thường nôn nóng đi siêu âm nhiều lần. Nhưng siêu âm thai nhiều có tốt không? Có những lưu ý gì mẹ cần quan tâm […]