Các xét nghiệm quan trọng khi mang thai mẹ bầu nhất định phải biết

25/05/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Xét nghiệm khi mang thai giúp đảm bảo sự an toàn cho thai kỳ và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Có hai loại xét nghiệm quan trọng khi mang thai mà mẹ bầu cần làm là: Xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán.

Tầm quan trọng của xét nghiệm khi mang thai

Xét nghiệm khi mang thai đóng vai trò quan trọng. Việc này không chỉ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và khi sinh. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra hướng can thiệp phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro thai kỳ và sinh nở.

Có ba mốc xét nghiệm thai quan trọng trong thai kỳ:

– 3 tháng đầu thai kỳ.

– 3 tháng giữa thai kỳ.

– 3 tháng cuối thai kỳ.

Trong đó, có hai loại xét nghiệm chính mẹ bầu cần lưu ý:

– Xét nghiệm tầm soát để phát hiện khả năng thai nhi mắc một số bệnh lý:

+ Hội chứng Down

+ Bệnh lý tim bẩm sinh

+ Khiếm khuyết ống thần kinh

+ …

– Xét nghiệm chẩn đoán hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý qua các xét nghiệm như:

+ Siêu âm thai

+ Chọc dò ối, chọc dò cuống rốn

+ Lấy mẫu màng nhau

+ …

Khám thai tại DoLife – an toàn, hiệu quả

Các xét nghiệm quan trọng khi mang thai

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để đánh giá tình trạng sức khỏe cả mẹ và bé tốt nhất.

Siêu âm đo độ mờ da gáy

Xét nghiệm này được tiến hành trong khoảng thời gian từ tuần 11 đến tuần 14 của thai kỳ. Bỏ qua giai đoạn này, đo độ mờ da gáy sẽ không đưa ra các chỉ số chuẩn xác nữa. Siêu âm đo độ mờ da gáy giúp phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể của bào thai: hội chứng Down, bệnh lý tâm bẩm sinh. 

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là xét nghiệm quan trọng, cần làm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu bỏ lỡ thời kỳ 3 tháng đầu, mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để có phương án phù hợp để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi tốt nhất.

Thực hiện xét nghiệm máu giúp:

– Kiểm tra và xác định nhóm máu của thai phụ để đề phỏng phải chuyển máu trong thai kỳ hay khi sinh nở

– Xác định yếu tố Rh để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm cho thai nhi. Bởi nếu mẹ mang Rh- và thai nhi mang Rh+ (do bố mang Rh+), cơ thể mẹ có thể sản xuất kháng thể, phá hủy hồng cầu của thai nhi, gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai.

– Huyết đồ để đánh giá hàm lượng sắt trong cơ thể xem mẹ bầu có bị thiếu máu không. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có chỉ định bổ sung lượng sắt phù hợp. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp xác định các bệnh rối loạn tế bào máu (thalassaemia hoặc bệnh tế bào hình liềm) ở trẻ.

– Kiểm tra bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho thai kỳ: virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai…

Xét nghiệm nước tiểu

Mỗi lần khám thai, mẹ bầu đều cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu. 

Đây là xét nghiệm lo lượng protein, nitrite, albumin… trong nước tiểu để xác định tình trạng nhiễm trùng nước tiểu, tiểu đường thai kỳ,… của mẹ bầu. Nếu thai phụ mắc các bệnh lý như huyết áp cao thai kỳ, đái tháo đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,… trẻ sinh ra có thể có dị tật như: khiếm khuyết ống thần kinh, dị tật ở tim, thận, nứt đốt sống… Với thai lớn, mẹ bầu sẽ khó đẻ, trẻ sinh ra bị suy hô hấp, viêm phế quản.

Xét nghiệm Triple test – tầm soát trước sinh

Để kết quả Triple Test chuẩn xác nhất, xét nghiệm nên được thực hiện ở tuần 16 – 18 thai kỳ. Triple Test là xét nghiệm sinh hóa máu, Triple Test nhằm mục đích xác định nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi. Từ kết quả xét nghiệm, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác hoặc không. 

Triple Test giúp tầm soát các yếu tố:

– AFP (protein do thai sản sinh)

– HCG (nội tiết do thai sản sinh)

– Estriol (nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản sinh)

Xét nghiệm sàng lọc di truyền bằng kỹ thuật sinh thiết gai nhau, chọc dò nước ối

Hai xét nghiệm này thường được chỉ định khi:

– Hình ảnh siêu âm cho thấy thai có bất thường

– Thai phụ trên 35 tuổi

– Gia đình có tiền sử di truyền

– Người mẹ từng sinh con dị tật bẩm sinh

Xét nghiệm sàng lọc di truyền bằng kỹ thuật sinh thiết gai nhau – CVS được thực hiện ở tuần thai 10 – 12. Xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm một số bệnh di truyền nhiễm sắc thể (Hội chứng Down, Edwards…). Chẩn đoán dựa trên việc phân tích các bất thường nhiễm sắc thể của mẫu tế bào lấy ở màng đệm bao quanh phôi thai.

Chọc dò nước ối được thực hiện ở tuần thai 15 – 18 để tầm soát dị tật ống thần kinh, hội chứng Down… của thai nhi.

Xét nghiệm khi mang thai ở đâu?

Để thực hiện xét nghiệm khi mang thai, mẹ bầu có thể đến các cơ sở y tế có khoa xét nghiệm máu dành cho người mang thai. Thông thường, mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ hẹn thời gian và địa điểm xét nghiệm phù hợp.

Khoa Sản DoLife - địa chỉ tin cậy thực hiện các xét nghiệm thai kỳ
Khoa Sản DoLife – địa chỉ tin cậy thực hiện các xét nghiệm thai kỳ

Bên cạnh siêu âm định kỳ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm quan trọng, mẹ bầu cũng cần chủ động tiêm vắc-xin và cung cấp vitamin, dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Để giúp mẹ bầu an tâm, an toàn trong suốt thai kỳ đến khi chuyển dạ, sinh nở thành công, Bệnh viện Quốc tế DoLife mang đến Dịch Vụ Thai Sản Trọn Gói:

– Chăm sóc toàn diện trước – trong – sau sinh cho mẹ và bé.

– Thoải mái lựa chọn gói thai sản 8 tuần, 12 tuần , 16 tuần, 22 tuần, 27 tuần, 32 tuần, 36 tuần, chuyển dạ.

– Lộ trình thăm khám rõ ràng, đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các bất thường thai kỳ.

– Khám thai, đỡ đẻ/mổ đẻ bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm.

– Đi sinh không lo lắng. An nhàn cho mẹ – Khỏe mạnh cho con.

Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp mẹ có những kiến thức hữu ích về các xét nghiệm quan trọng khi mang thai. Mẹ hãy liên hệ với DoLife qua hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]