Ung thư cổ tử cung có những triệu chứng nào?

06/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Năm 2020, Việt Nam phát hiện hơn 4000 phụ nữ được phát hiện mắc ung thư cổ tử cung và hơn 2000 ca tử vong do bệnh. Điều đáng nói đó là căn bệnh này có tỷ lệ điều trị thành công đến 90% nếu được phát hiện kịp thời. Nắm được các triệu chứng sớm của bệnh có thể giúp quá trình điều trị thành công. Từ đó tăng khả năng sống sót cho người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu thường không có các triệu chứng cụ thể và rất khó phân biệt với các căn bệnh phụ khoa khác. Sau đây là một vài dấu hiệu hay gặp để nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung.

Các giai đoạn của bệnh K cổ tử cung

Âm đạo chảy máu bất thường

Âm đạo ra máu bất thường là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh K cổ tử cung. Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc tử cung bị biến đổi. Hoặc khi kích thước của khối u xâm lấn đến các vị trí xung quanh. Từ đó khiến tổn thương các mạch máu, dẫn tới chảy máu. Tình trạng này xuất hiện sau khi giao hợp, giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh,…

Dịch âm đạo có mùi hôi

Dấu hiệu này cũng rất phổ biến khi của K cổ tử cung khởi phát. Chúng xảy ra khi tế bào ung thư cổ tử cung thiếu oxy, một số tế bào chết đi và lây nhiễm sang khối u. Sau đó, hiện tượng viêm, nhiễm trùng diễn ra và là nguyên nhân tạo ra dịch âm đạo có mùi hôi.

Trong trường hợp này, dịch âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn và có màu khác lạ như nâu, vàng, xanh hoặc hồng do lẫn máu.

 Đau rát khi quan hệ

Đau khi quan hệ tình dục có thể xảy ra ở phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Nguyên nhân gây ra cơn đau này do sự phát triển của khối u khắp các mô và cơ quan sinh dục.

Dịch âm đạo có màu và mùi bất thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh

Đau bụng dưới, lưng dưới

Đau bụng dưới, đau lưng dưới là một biểu hiện liên quan đến các vấn đề ở cơ quan sinh dục. Chẳng hạn như ung thư cổ tử cung. Con đau có thể rõ ràng. Tuy nhiên cũng có thể âm ỉ. Có thể lan tỏa nhưng cũng có thể tập trung ở một vùng cụ thể.

Đau vùng chậu, đặc biệt khi đau liên tục là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Đau gần ruột thừa thường ít xảy ra trừ khi ung thư ở giai đoạn cuối. Đau vùng chậu thường sẽ kèm theo các dấu hiệu khác của bệnh ung thư cổ tử cung.

Thay đổi thói quen đi tiểu

Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung có tần suất rối loạn chức năng tiết niệu cao hơn so với những phụ nữ khỏe mạnh. Các rối loạn chức năng tiết niệu đối với phụ nữ bị ung thư cổ tử cung là tiểu không kiểm soát vào ban đêm. Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu. Dòng nước tiểu yếu. Và cảm giác bàng quang rỗng không hoàn toàn, đi tiểu có máu, són tiểu.

Cần đặc biệt lưu ý khi có hiện tượng đi tiểu liên tục và ngày càng tăng hoặc nếu phân thay đổi độ đặc trong một thời gian dài.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Các hormone trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng khi phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung. Chúng gây ra nhiều tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng. Tử cung sẽ bị kích thích gây ra hiện tượng kinh nguyệt kéo dài, trễ kinh hay máu kinh sẫm màu.

Âm đạo ra máu bất thường cũng là một dấu hiệu nguy hiểm

Sưng chân

Sưng chân là triệu chứng khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Nguyên nhân là do khối u đã bắt đầu chèn ép vào các dây thần kinh ở thành chậu. Từ đó dẫn đến đau và sưng chân.

Triệu chứng sưng chân có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Hoặc cũng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh khác. Vì vậy, nếu xuất hiện triệu chứng này, hãy đi khám để được chẩn đoán.

Sụt cân bất thường

Sụt cân bất thường là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Nếu cân nặng sụt nhanh không có nguyên nhân thì hãy thăm khám ngay. Bởi rất có thể đây là một triệu chứng báo hiệu bạn mắc ung thư.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng tránh K cổ tử cung, bạn đừng quên thực hiện các biện pháp sau:

– Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách.

– Có lối sống tình dục lành mạnh và an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

– Thực hiện một lối sống khoa học: xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết; không lạm dụng rượu bia, chất kích thích; tập luyện thể dục thể thao vừa sức một cách thường xuyên; bỏ thói quen hút thuốc lá;…

– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh tình trạng béo phì, thừa cân.

– Đi thăm khám sức khỏe, tiến hành tầm soát ung thư định kỳ theo khuyến cáo.

Trên đây là những thông tin về các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm. Có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung là biện pháp hữu hiệu nhất. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?

Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?

Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]