Tại sao nữ giới hay bị đau lưng dưới? Lưu ngay cách khắc phục

29/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đau thắt lưng kéo dài, đau nhói thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc tình trạng thoái hóa xương khớp… Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Nữ giới – đối tượng thường xuyên bị đau lưng dưới

Thống kê cho thấy, tỷ lệ đau nhức xương khớp ở nữ giới thường cao hơn nhiều so với nam giới. Việc này có thể liên quan tới thói quen vận động, ăn uống, áp lực khi mang thai…

Tùy thuộc vào yếu tố khởi phát, nguyên nhân mà tình trạng và mức độ đau lưng ở từng người là khác nhau. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đột ngột dữ dội ở lưng dưới, có thể lan ra các vùng khác, xuống chân… hoặc không.

Bên cạnh đau lưng dưới, chị em cũng có thể xuất hiện cơn đau ở hai bên cơ lưng cạnh cột sống hoặc đau lan ra phần trước bụng. Đau thường tăng khi vận động nhiều, đứng, ngồi quá lâu hoặc phải cúi. 

Những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng dưới ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau lưng ở phụ nữ như:

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Trước khi đến kỳ kinh, phụ nữ thường xuất hiện nhiều triệu chứng như: đau bụng, căng tức ngực, nổi mụn, tâm trạng thất thường… Trong đó, đau lưng dưới là một trong những vấn đề thường gặp. Cơn đau thường bắt đầu trước kỳ kinh khoảng 7 – 10 ngày và giảm dần khi bắt đầu hành kinh.

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu

Khớp cùng chậu là bộ phận kết nối phần dưới của cột sống và xương chậu. Khớp cùng chậu gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng tới phần lưng dưới gần mông. Ngoài ra, diện tích bề mặt khớp cùng chậu ở nữ giới cũng nhỏ hơn so với nam giới khiến diện khớp căng thẳng và dễ gây đau hơn. Ngoài ra, nguy cơ lệch khớp cùng chậu ở phụ nữ trẻ cũng cao hơn so với các đối tượng khác. 

Đau lưng dưới do rối loạn chức năng khớp cùng chậu có thể âm ỉ hoặc có thể bùng phát đột ngột, gây đau nhau, đau có thể lan xuống đùi nên dễ bị nhầm với đau thần kinh tọa. Đau có thể tăng khi leo cầu thang hoặc khi ngồi.

Hội chứng cơ hình lê

Cơ hình lê là cơ lớn nằm sâu trong vùng mông. Sự thay đổi vùng chậu do ảnh hưởng của nội tiết tố, mang thai… có thể ảnh hưởng đến nhóm cơ này, từ đó gây đau lưng dưới gần mông. Đặc biệt, đau tăng khi cử động hông, khi ra khỏi giường hoặc khi ngồi trong một thời gian dài. 

Đau lưng dưới có thể liên quan đến tư thế sinh hoạt hàng ngày
Đau lưng dưới có thể liên quan đến tư thế sinh hoạt hàng ngày

Thoái hóa khớp cột sống

Thoái hóa khớp cột sống là bệnh viêm khớp phổ biến ở nữ giới, xuất hiện ở đầu nối các đốt sống và tăng dần theo cân nặng, tuổi tác. 

Thoái hóa khớp cột sống gây đau vùng lưng dưới xảy ra khi có sự phân hủy sụn xơ ở các khớp xương, khiến xương va đập, cọ xát trực tiếp với nhau. Cơn đau thường xuất hiện và tiến triển nặng hơn vào buổi sáng, kèm theo tình trạng cứng khớp, đau dữ dội khi cúi lưng.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống gây đau lưng dưới phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh do sự suy giảm hormone estrogen. Estrogen giảm thấp khiến đĩa đệm cột sống bị thoái hóa, làm lỏng các dây chằng giữ đốt sống, khiến cột sống bất ổn định.

Đau lưng dưới ở người bị thoái hóa đốt sống thường kèm cơn đau dưới chân, đau tăng khi đi bộ. 

Đau xương cụt

Đau xương cụt thường liên quan tới chấn thương hoặc kích ứng mãn tính ở nữ giới do sự thay đổi về góc và hình dạng của khung xương chậu trong quá trình sinh nở. Đau xương cụt dẫn đến tình trạng đau lưng dưới khi ngồi hoặc đang ngồi thì đứng lên. Đau có thể giảm khi đứng hoặc đi lại nhẹ nhàng.

Lạc nội mạc tử cung

Đau lưng dưới có thể liên quan tới vấn đề phụ khoa khi chị em bị lạc nội mạc tử cung. Khi bị lạc nội mạc tử cung, ngoài dấu hiệu đau lưng, chị em thường kèm thêm các triệu chứng như: đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, đau thắt lưng mãn tính…

Đau lưng khi mang thai

Trong thời gian mang thai, có tới 50 – 80% phụ nữ bị đau lưng. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do sự thay đổi trong tâm cơ thể, tăng cân và thay đổi hormone làm mềm các dây chằng để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Thông thường, đau lưng thường xuất hiện ở tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 của thai kỳ ở vùng dưới thắt lưng và trên xương cụt.

Để giảm bớt đau lưng dưới trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên:

– Chú ý tư thế khi ngồi

– Thường xuyên đi bộ hoặc vươn vai

– Tránh mang vác nặng

– Đi giày thoải mái

– Có thể tham gia các lớp học yoga để cải thiện cơn đau

50 - 80% phụ nữ bị đau lưng trong thời gian mang thai
50 – 80% phụ nữ bị đau lưng trong thời gian mang thai

Hướng dẫn giảm đau và phòng ngừa đau lưng dưới ở phụ nữ

Để làm dịu cơn đau và phòng ngừa đau lưng ở nữ giới, chị em nên:

– Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai của cơ thể, từ đó giảm đau hiệu quả. Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên tập luyện mỗi ngày ít nhất 20 – 30 phút với các bài tập phù hợp để tăng cường sức mạnh các cơ bụng, lưng. Một số bài tập điển hình như:

– Bài tập căng cơ lưng

+ Chị em nằm ngửa ở tư thế thoải mái

+ Kéo từ từ đầu gối về gần ngực, đồng thời nhẹ nhàng gập đầu về phía trước

+ Giữ tư thế này trong khoảng 20 giây để căng cơ vùng lưng và lưng dưới rồi thả về tư thế ban đầu. Thực hiện lặp lại trong khoảng 5 – 10 phút.

– Bài tập căng cơ hình lê

+ Chị em nằm ngửa, gập đầu gối để hai gót chân đặt trên sàn nhà.

+ Bắt chéo hai chân với nhau rồi nhẹ nhàng kéo đầu gối cao dần về gần ngực.

+ Cảm nhận cơ lưng – mông căng ra rồi thả về tư thế ban đầu và lặp lại nhiều lần.

Tăng cường giải phóng Endorphin

Endorphin là một loại hormone tự nhiên có trong cơ thể với nhiệm vụ ngăn chặn các tín hiệu đau, giảm lo lắng. Việc giải phóng hormone Endorphin giúp giảm các cơn đau lưng dưới hiệu quả. 

Để giải phóng Endorphin, chị em thực hiện các hoạt động như: thiền định, massage, xoa bóp, tập thể dục thích hợp..

Chườm nhiệt

Chườm nhiệt là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả để giúp bạn sớm loại bỏ những cơn đau lưng dưới. Trong đó:

– Chườm lạnh: Tác dụng nhanh với các trường hợp đau lưng dưới do viêm nhiễm. Lưu ý, dùng vải mỏng bọc quanh đá lạnh hoặc nước lạnh để tránh gây bỏng lạnh.

– Chườm nóng: Hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau nhanh. Có thể dùng đệm chườm nóng mỗi ngày để cải thiện các cơn đau.

Nếu cơn đau vùng lưng dưới kéo dài, không thuyên giảm dù đã dùng các biện pháp hỗ trợ, chị em đến bệnh viện Quốc tế DoLife để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Liên hệ 1900 1984 để được hỗ trợ, tư vấn ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]