Tiểu không kiểm soát: Nguyên nhân và cách điều trị

10/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tiểu không tự chủ không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà còn tác động đến tâm lý của người bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Làm sao để khắc phục? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Thông tin chung về tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát là gì?

Tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát hay són tiểu) là tình trạng  rò rỉ nước tiểu một cách không kiểm soát. Người bệnh thường muốn đi tiểu đột ngột hoặc tiểu khi ho, hắt hơi nhưng cơ thể không thể phản ứng kịp. 

Các loại tiểu không kiểm soát

Tiểu không tự chủ được chia thành 4 nhóm chính:

Tiểu gấp không tự chủ

Người bệnh thường đột ngột buồn đi tiểu. Cơn buồn tiểu đến dữ dội, gấp khiến người bệnh không thể phản ứng kịp gây són tiểu. Tình trạng này thường gặp ở những trường hợp bàng quang hoạt động quá mức có nguyên nhân từ: nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, thừa cân, estrogen sau mãn kinh thấp, cơ vùng chậu yếu, tiêu thụ nhiều rượu, caffeine…

Tiểu không tự chủ khi gắng sức

Tiểu không kiểm soát thường xảy ra khi ho, hắt hơi, chạy nhảy, cười hay dùng lực quá sức… Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ sàn chậu yếu, không thể hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan khác ở vùng chậu. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở nữ giới sau sinh hoặc nam giới từng phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Tiểu không tự chủ do tràn đầy

Đây là tình trạng không thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang trong mỗi lần đi vệ sinh, người bệnh són tiểu lắt nhắt, rải rác.  Són tiểu thường liên quan đến các bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, chứng đa xơ cứng, đột quỵ… hay ở nam giới có tuyến tiền liệt lớn.

Tiểu không tự chủ hỗn hợp

Đây là tình trạng tiểu không tự chủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc điều trị cũng cần dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp phù hợp, hiệu quả.

Triệu chứng

Són tiểu không kiểm soát/ khó kiểm soát chính là triệu chứng điển hình của tiểu không tự chủ. Trong đó, người bệnh có thể tiểu nhỏ giọt lắt nhắt hoặc liên tục với lượng nhỏ hoặc lớn. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện cả ngày lẫn đêm một cách không tự chủ.

Người bệnh không thể kiểm soát được việc đi tiểu của bản thân
Người bệnh không thể kiểm soát được việc đi tiểu của bản thân

Nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát

Nguyên nhân

Tiểu không tự chủ có thể diễn ra tạm thời hoặc liên tục, thường xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Tiểu không tự chủ tạm thời

Tình trạng này thường có nguyên nhân từ việc sử dụng các loại thực phẩm hay thuốc gây kích thích bàng quang, tăng sản xuất nước tiểu như: đồ uống có ga, caffeine, cồn; chất tạo ngọt nhân tạo; các loại thuốc trong điều trị bệnh lý tim mạch, huyết áp, an thần, giãn cơ….

Tiểu không kiểm soát tạm thời cũng có thể liên quan đến các bệnh lý như: táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Tiểu không kiểm soát thường xuyên

Nếu tiểu không kiểm soát liên tục, diễn ra thường xuyên thì cơ thể có thể đang gặp phải những thay đổi về chất như:

+ Đang mang thai: nội tiết tố thay đổi cùng với sự phát triển của thai nhi gây ra tiểu không tự chủ ở mẹ bầu.

+ Sinh thường (sinh con bằng đường âm đạo) khiến một số cơ, dây thần kinh bị suy yếu; tử cung, trực tràng, ruột non, bàng quang có thể bị đẩy khỏi vị trí thông thường làm tăng tình trạng tiểu không tự chủ.

+ Lão hóa: Cơ bàng quang bị lão hóa làm giảm khả năng trữ nước tiểu, tăng các cơn co thắt gây tiểu mất kiểm soát.

+ Tiền mãn kinh: Ở giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể sản xuất ít estrogen hơn bình thường khiến tình trạng tiểu mất kiểm soát trở nên trầm trọng hơn.

+ Nam giới mắc phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

+ Tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu do sự xuất hiện của khối u hay sỏi tiết niệu…

+ Rối loạn thần kinh thực vật do các bệnh như: Parkinson, đa xơ cứng, đột quỵ… khiến các tín hiệu thần kinh kiểm soát bàng quang bị cản trở.

Tiểu mất kiểm soát gây nhiều bất tiện trong cuộc sống
Tiểu mất kiểm soát gây nhiều bất tiện trong cuộc sống

Yếu tố nguy cơ

Tiểu không kiểm soát có nguy cơ cao xảy ra ở:

– Nữ giới trong thời kỳ mang thai, vừa sinh con hay mãn kinh.

– Người cao tuổi do các cơ quan bị lão hóa.

– Người thừa cân khiến áp lực bàng quang tăng cao.

– Người có thói quen thường xuyên hút thuốc lá.

– Người mắc bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan tới thần kinh

– Tiền sử gia đình có thành viên mắc tiểu không kiểm soát.

Biện pháp điều trị tiểu không kiểm soát

Việc điều trị tiểu mất kiểm soát sẽ dựa trên mức độ và tình trạng của người bệnh. Các phương pháp thường được áp dụng như:

– Dùng thuốc điều trị để giảm rò rỉ nước tiểu, ổn định co thắt khi bàng quang hoạt động quá sức.

– Có lối sống tích cực, chế độ ăn lành mạnh.

– Tiêm Botulinum để giúp thư giãn cơ, giảm tình trạng tiểu không kiểm soát.

– Dùng cơ thắt niệu đạo nhân tạo (ở nam giới).

– Đặt băng nâng điệu đạo (ở nữ giới).

Việc điều trị tiểu mất kiểm soát cần dựa trên các yếu tố nguyên nhân
Việc điều trị tiểu mất kiểm soát cần dựa trên các yếu tố nguyên nhân

Phương pháp phòng ngừa tiểu không kiểm soát

Xây dựng thói quen sống tích cực mang đến những hiệu quả tích cực trong phòng ngừa tiểu không kiểm soát:

– Giữ cân nặng ở mức hợp lý.

– Tập luyện các bài tập tăng cường sức khỏe sàn chậu.

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây kích thích bàng quang: rượu bia, caffeine, thực phẩm giàu axit…

– Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn để ngăn ngừa táo bón.

– Điều trị dứt điểm những bệnh lý liên quan tới bàng quang, đường tiết niệu.

Trên đây là những thông tin chung về tiểu không kiểm soát. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Viêm phổi ở trẻ là loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém.  Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng. […]

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]