U nang buồng trứng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

21/03/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng phát triển trên buồng trứng của người phụ nữ. Đây là bệnh lý rất phổ biến và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết u nang buồng trứng xuất hiện tự nhiên và biến mất sau một vài tháng mà không cần điều trị.

Buồng trứng là hai cơ quan nhỏ hình hạt đậu, là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Một người phụ nữ có hai buồng trứng ở hai bên tử cung.

Hình ảnh mô tả u nang buồng trứng
Hình ảnh mô tả u nang buồng trứng

Chức năng của buồng trứng

  • Chứa đựng và hình thành trứng khoảng 28 ngày một lần trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Sản sinh ra oestrogen, progesterone và testosteron, có vai trò quan trọng trong sinh sản

U nang buồng trứng có thể ảnh hưởng tới cả hai buồng trứng cùng lúc hoặc chỉ ảnh hưởng một bên.

Triệu chứng

U nang buồng trứng thường chỉ gây ra các triệu chứng nếu khối u bị vỡ, phát triển với kích thước lớn hoặc ngăn chặn việc cung cấp máu cho buồng trứng. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như:

  • Đau vùng chậu – đau dữ dội đến đau đột ngột
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Bụng đầy hơi
  • Cảm thấy no dù ăn không nhiều
  • Khó thụ thai mặc dù khả năng sinh sản không bị ảnh hưởng ở hầu hết phụ nữ bị u nang buồng trứng

Các loại u nang buồng trứng

Có hai loại u nang buồng trứng chính là:

  • U nang buồng trứng chức năng: u nang phát triển như một phần của chu kỳ kinh nguyệt và thường vô hại, tồn tại trong thời gian ngắn, đây là loại phổ biến nhất
  • U nang buồng trứng bệnh lý: u nang hình thành do sự phát triển các tế bào bất thường

U nang buồng trứng đôi khi có thể gây ra bởi một yếu tố tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung.

Phần lớn các u nang buồng trứng là u lành tính trong đó số ít là u ác tính. Ung thư u nang phổ biển hơn ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh.

Chẩn đoán u nang buồng trứng như thế nào?

U nang buồng trứng được chẩn đoán bằng những chỉ định sau:

  • Siêu âm tử cung phần phụ để xác định hình thái, kích cỡ, vị trí, mật độ của các khối u
  • Xét nghiệm máu để loại bỏ khả năng mang thai
  • Các xét nghiệm mức độ hormone để kiểm tra nếu có các vấn đề hormone liên quan
  • Định lượng CA 125: dấu ấn ung thư buồng trứng

Điều trị u nang buồng trứng

Chỉ định điều trị u nang buồng trứng sẽ phụ thuộc vào:

  • Kích thước khối u
  • Các triệu chứng lâm sàng
  • Người phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh

Thận trọng chờ đợi

Trong hầu hết các trường hợp, bác sỹ sẽ không đưa ra chỉ định điều trị ngay lập tức mà sẽ kiểm tra khối u bằng siêu âm sau một vài tháng xem khối u có tự biến mất không. Đối với phụ nữ qua thời kỳ tiền mãn kinh, ThS. BS. Nguyễn Bá Phê khuyến cáo người bệnh siêu âm tử cung phần phụ và làm xét nghiệm máu 4 tháng một lần trong một năm do có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn ở nhóm độ tuổi khác.

Nếu các kết quả cận lâm sàng chỉ ra rằng khối u đã biến mất thì người bệnh không cần làm các xét nghiệm hoặc cần điều trị gì thêm. Bác sỹ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật nếu khối u không tự biến mất.

Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng

Đối với người bệnh có u nang buồng trứng to, gây ra các triệu chứng sẽ được bác sỹ khuyến cáo chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật thường được khuyến cáo nếu u nang có tính chất ung thư hoặc có thể phát triển thành ung thư. Có hai loại phẫu thuật cắt u nang buồng trứng bao gồm phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở bụng. Bác sỹ phụ sản sẽ cân nhắc đưa ra chỉ định dựa vào tình trạng bệnh lý và tính an toàn của người bệnh.

  • Phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang đều có thể cắt bỏ bằng phẫu thuật nội soi. Với phương pháp này, các vết rạch nhỏ  được thực hiện trên bụng và khí được thổi vào xương chậu để phẫu thuật viên tiếp cận buồng trứng của người bệnh.

Một ống nội soi với đầu gắn camera và ánh sáng được đưa vào bụng để phẫu thuật viên có tể quan sát các nội tạng bên trong cơ thể. Phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ khối u thông qua những vết rạch nhỏ trên bụng. Sau khi nang được loại bỏ, các cắt được đóng lại bằng các mũi chỉ tự tiêu.

Phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng được ưa chuộng hơn bởi ít gây đau đớn và thời gian phục hồi nhanh chóng.

  • Phẫu thuật mở bụng cắt u nang buồng trứng

Đối với những khối u đặc biệt lớn có khă năng tiến triển thành ung thư, bác sỹ sẽ khuyến nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật mổ mở. Trong quá trình phẫu thuật, một vết cắt lớn được thực hiện trên bụng để phẫu thuật viên có thể tiếp cận được với khối u.

Toàn bộ khối u và buồng trứng có thể được cắt bỏ và đem giải phẫu bệnh để kiểm tra nguy cơ tiến triển thành ung thư. Các mũi khâu và ghim sẽ được sử dụng để đóng vết mổ.

Bệnh nhân cần lưu viện một vài ngày sau khi phẫu thuật.

ThS. BS. Nguyễn Bá Phê – Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Quốc tế DoLife thực hiện phẫu thuật u nang buồng trứng trên bệnh nhân

U nang buồng trứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

U nang buồng trứng thường không ảnh hưởng tới khả năng thụ thai mặc dù tỷ lệ thụ thai khó hơn thông thường.

Nếu có chỉ định phẫu thuật cắt u nang, bác sỹ sẽ luôn hướng tới việc bảo tồn khả năng sinh sản cho người phụ nữ. Điều này có nghĩa rằng bác sỹ sẽ chỉ cắt bỏ khối u và giữ nguyên buồng trứng hoặc chỉ cắt một bên buồng trứng và giữ bên còn lại để giải phóng hormon và trứng.

Trong một vài trường hợp, phẫu thuật viên sẽ phải cắt bỏ cả hai bên buồng trứng và không còn khả năng sản sinh ra trứng. Tuy nhiên, người phụ nữ vẫn có khả năng mang bầu nếu trứng được đặt thụ động vào tử cung.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email : info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]