Trẻ em ho nhiều có nguy hiểm không? Cần làm gì?

11/09/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

 

Ho là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Trẻ có thể gặp phải tình trạng ho khan, ho có đờm, ho gà, ho kèm sổ mũi… Bố mẹ cần làm gì nếu trẻ em ho nhiều? Đi tìm lời giải ngay trong bài viết này!

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các yếu tố tác động từ bên ngoài, bài tiết dịch thải ra bên ngoài. Ho giúp cơ thể hạn chế sự xâm nhập của dị vật, virus, vi khuẩn, bụi bẩn, khói thuốc…

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho:

Đường hô hấp trên có vấn đề

Hệ hô hấp trên bao gồm: mũi, xoang, amidan, họng… Khi những cơ quan này không khỏe, trẻ dễ bị ho. 

Những cơn ho khan, ho có đờm… thường xuất hiện khi trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến đường hô hấp trên như: viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, cảm lạnh…

Đường hô hấp dưới không khỏe

Các vấn đề liên quan đến đường hô hấp dưới như: viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen… gây ra tình trạng ho nghiêm trọng hơn so với các vấn đề của đường hô hấp trên,

Bên cạnh đó, các bệnh lý đường hô hấp dưới nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

Các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Bên cạnh các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, một số lý do khác dẫn đến tình trạng ho ở trẻ mà ba mẹ cần lưu tâm như:

– Trẻ bị dị ứng (dị ứng khói, bụi, phấn hoa…) hoặc do tác nhân vật lý, hóa học (hút thuốc lá tự động…)

– Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: ăn uống nhiều đồ lạnh, tắm nước lạnh, nghịch nước…

– Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh khiến mạch máu nhỏ ở niêm mạc họng co lại gây phản ứng ho

– Mắc dị vật trong họng, phổi…

Phân biệt các loại ho thường thấy ở trẻ

Tùy nguyên nhân khác nhau mà trẻ có thể gặp phải tình trạng ho khác nhau.

Ho khan theo cơn

– Nguyên nhân:

+ Thường do ảnh hưởng hoặc là dấu hiệu sớm của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh, cảm cúm.

+ Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá/ Hút thuốc lá thụ động từ người ngoài.

Ho ra đờm

Do ảnh hưởng từ bệnh lý viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen suyễn… gây ra lớp dịch nhầy ở đường hô hấp dưới. Từ đó, cơ thể có phản ứng ho để loại bỏ dịch nhầy (đờm) ra khỏi cơ thể.

Ho gà

Khi bị ho gà, trẻ có các triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh. Tuy nhiên, các cơn ho nặng và kéo dài hơn vào ban đêm. 

Khi ho gà, trẻ phát ra những âm thanh tương tự như tiếng rít kèm biểu hiện khó thở, mặt tím tái do thiếu oxy.

Ho dữ dội về đêm

Với sức đề kháng kém, trẻ nhỏ dễ phải đối mặt với tình trạng ho dữ dội về đêm. Có nhiều nguyên nhân gây ra những cơn ho này:

– Không khí khô, nhiệt độ, thấp

– Phòng ngủ không sạch sẽ

– Trẻ bị viêm họng, viêm xoang, trào ngược dạ dày, hen suyễn…

– Trẻ ngủ với tư thế đầu ở thấp

Trẻ bị ho nhiều: Bố mẹ cần làm gì?

Để giúp trẻ làm dịu cơn ho, ba mẹ lưu ý:

– Cho con được nghỉ ngơi hợp lý, tránh chạy nhảy, vận động quá sức.

– Với trẻ nhỏ, mẹ cho bé bú sữa bình thường, cùng với đó là bổ sung nhiều nước cùng chất điện giải để giúp con tăng cường sức đề kháng.

– Với trẻ trên 1 tuổi, ba mẹ cho bé uống nước chanh mật ong ấm để làm dịu cơn ngứa họng, cải thiện tình trạng ho hiệu quả.

– Cho con tắm hơi nước ấm hoặc nóng để giúp thư giãn đường hô hấp, làm dịu cơn ho.

– Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn 0 – 24 tháng tuổi.

– Vệ sinh mũi, họng của trẻ thường xuyên bằng nước muối ấm. Với trường hợp trẻ có nhiều dịch mũi, ba mẹ có thể thực hiện rửa và hút mũi để loại bỏ chất nhầy, làm sạch đường thở cho con.

– Ba mẹ hạn chế các loại thực phẩm như: đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, chocolate, bạc hà, chất kích thích, thức uống có ga… trong chế độ ăn của trẻ.

Mẹo giúp giảm tình trạng ho nhiều về đêm ở trẻ

Với trường hợp trẻ em ho nhiều vào ban đêm, ba mẹ áp dụng thêm những phương pháp nhỏ như:

– Massage gan bàn chân, cổ, lưng, ngực cho trẻ bằng dầu tràm để tránh tình trạng nhiễm lạnh. Cho con đi tất mỏng khi ngủ để giữ ấm bàn chân và cơ thể.

Massage gan bàn chân mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ
Massage gan bàn chân mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ

– Cho con gối đằng bằng gối mềm, giữ phần đầu cao hơn phần ngực ở mức phù hợp để giúp con dễ thở hơn.

– Không con con uống sữa, ăn uống khi sát giờ đi ngủ để tránh tình trạng ợ hơi, trào ngược axit gây ra kích ứng họng.

Đặc biệt, trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc trị ho nào, ba mẹ đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo:

– Với trẻ dưới 4 tuổi, ba mẹ không tự ý cho con dùng thuốc.

– Với trẻ 4-6 tuổi, trẻ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Trẻ từ 6 tuổi, ba mẹ có thể đến nhà thuốc và mua thuốc trị ho cho bé dưới chỉ dẫn của dược sĩ đứng quầy.

– Không cho trẻ dùng đồng thời trên 2 loại thuốc trị ho trong 1 thời điểm.

Khi nào trẻ bị ho cần đưa đi khám?

Ho là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ. Ba mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ có phản ứng ho thông thường.

Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện các cơn ho cùng những triệu chứng bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm:

– Trẻ thở mệt, phải gắng sức khi thở, thậm chí ngừng thở.

– Môi tím tái, mặt nhợt nhạt, thiếu sức sống, đặc biệt là khi ho

– Nôn mửa

– Trẻ yếu ớt, mệt mỏi

– Ho kèm đau tức ngực, thở khò khè

– Trẻ sốt cao không giảm ngay cả sau khi dùng thuốc hạ sốt

– Có dị vật kẹt trong họng

– Trẻ bú kém, bỏ bú.

Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở trẻ. Nếu con liên tục ho kéo dài, nhiều ngày không khỏi, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện sớm để được thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xấu.

Khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế DoLife chính là địa chỉ tin cậy được bố mẹ tin tưởng gửi gắm sức khỏe bé yêu. Với đội ngũ bác sĩ đến từ bệnh viện Nhi tuyến trung ương, y tá giàu kinh nghiệm, tận tình, hệ thống trang thiết bị hiện đại, môi trường khám chữa bệnh chuẩn quốc tế, DoLife cam kết đem đến những giá trị tích cực cho sức khỏe trẻ thơ, đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc bé.

Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Thời tiết giao mùa là thời gian bùng phát các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ. Ba mẹ cần làm gì để chăm sóc bé nhanh phục hồi? Thông tin chung về viêm đường hô hấp ở trẻ Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, viêm đường […]

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì? Tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong […]

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi trung bình có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần/năm. Các bệnh lý này không chỉ khiến trẻ bị suy giảm sức khỏe mà còn có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ nếu không được điều trị kịp […]

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, làm chậm khả năng phát triển tâm thần, vận động và suy giảm đề kháng ở trẻ. Làm sao để phát hiện trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt và cần chăm sóc con như thế nào? Ba mẹ tìm kiếm giải pháp ngay […]