Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

16/09/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, làm chậm khả năng phát triển tâm thần, vận động và suy giảm đề kháng ở trẻ. Làm sao để phát hiện trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt và cần chăm sóc con như thế nào? Ba mẹ tìm kiếm giải pháp ngay trong bài viết bên dưới!

Nhận biết tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Theo số liệu thống kê, trẻ em chiếm tới 40 – 50% tổng số trường hợp bị thiếu máu, thiếu sắt. Trong đó, khi thiếu máu, trẻ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh.

Thiếu máu là khi lượng hemoglobin trong hồng cầu thấp hơn ngưỡng quy định do thiếu dinh dưỡng trong quá trình tạo máu. Những dưỡng chất thiếu hụt gây ra tình trạng này thường là sắt, vitamin B12, axit folic… 

Dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt

Ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu trẻ bị thiếu máu thiếu sắt qua những “tín hiệu” mà cơ thể của trẻ phát ra:

– Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.

– Lòng bàn tay và bàn chân của trẻ lạnh, nhợt nhạt hơn bình thường.

– Trẻ thường xuyên mệt mỏi, ăn kém, lười bú, ăn không ngon.

– Cân nặng tăng trưởng chậm, chậm phát triển thể chất.

– Chức năng miễn dịch suy giảm, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Rối loạn tiêu hóa.

– Với trẻ trong độ tuổi đi học, trẻ thường kém tập trung, học kém.

– Trẻ khó ngủ, dễ tỉnh giấc, hay trằn trọc về đêm.

– Móng tay, tóc khô, dễ gãy.

– Trẻ ít vận động, nhanh mệt.

Để chẩn đoán thiếu máu, thiếu sắt, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, trẻ được làm xét nghiệm máu để có được chỉ số chính xác.

Trong đó, trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt thường có:

– Lượng hồng cầu (RBC), hemoglobin (Hgb) dưới 110g/l, Hematocrit (hct) trong công thức máu giảm.

– Sắc huyết thanh giảm.

– Độ bão hoà transferrin (TSAT) giảm.

Ferritin giảm.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, tìm máu trong phân… để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ

Hệ quả của thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, máu chiếm 8 – 9% trọng lượng cơ thể. Đây là thành phần không thể thiếu, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp oxy cũng như các dưỡng chất duy trì sự sống.

Thiếu máu, thiếu sắt có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ:

– Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, từ đó gây chán ăn, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

– Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương gây mệt mỏi, giảm tinh thần vận động, giảm nhận thức.

– Tác động tới hệ thống tim mạch khiến nhịp tim tăng nhanh, tim to, suy tim.

– Tác động tới hệ thống cơ xương gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, giảm sức bền…

– Làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

– Gây biến đổi tế báo khiến đời sống hồng cầu suy giảm, tạo hồng cầu không hiệu quả, tăng tự tan máu,

Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ. 

– Thiếu sắt dự trữ sau sinh

+ Do người mẹ không bổ sung đủ sắt trong thời gian mang bầu khiến lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hòan rau thai thấp.

+ Trẻ sinh non, thiếu cân khi sinh (dưới 2.5kg)

– Chế độ ăn thiếu sắt:

+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi thiếu sữa mẹ trong chế độ ăn và phải dùng sữa ngoài: Trẻ có thể dễ dàng hấp thụ sắt trong sữa mẹ nhưng chỉ hấp thụ được 10 – 20% lượng sắt trong sữa bò. Bên cạnh đó, trẻ ăn nhiều bột trong thời gian dài cũng bị suy giảm hấp thụ sắt do bột có chứa  Acid Phytic và các Phosphat.

+ Trẻ biếng ăn, ăn dặm muộn, ăn chay…

+ Thực đơn dinh dưỡng của trẻ không cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể. Theo khuyến cáo, cơ thể trẻ cần được cung cấp:

  • Trẻ dưới 9 tháng tuổi: khoảng 11mg sắt/ngày.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: khoảng 7mg sắt/ ngày
  • Trẻ 5 tuổi: khoảng dưới 10mg sắt/ngày
  • Trẻ 9 – 13 tuổi: khoảng 8mg sắt/ngày
  • Trẻ 14 – 18 tuổi: từ 11 – 15 mg sắt/ngày.

– Mắc bệnh lý đường tiêu hóa

Các bệnh lý đường tiêu hóa như: tiêu chảy kéo dài, dị dạng dạ dày ruột, hội chứng kém hấp thu… khiến trẻ bị suy giảm khả năng hấp thụ sắt, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

– Trẻ bị chảy máu từ từ

Cơ thể mất máu nhưng không được phát hiện kịp thời khiến trẻ bị thiếu hụt máu và sắt. Một số nguyên nhân bệnh lý phổ biến dẫn đến tình trạng này ở trẻ như:

+ Nhiễm giun móc

+ Loét dạ dày tá tràng

+ Polyp ruột

+ Nhiễm độc chì

+ …

Ba mẹ cần chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào để con mau khỏe mạnh?

Trong việc điều trị thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ, tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp:

– Uống bổ sung sắt với các chế phẩm sắt như Sulfat sắt, Gluconat sắt.

– Tiêm bổ sung sắt nếu trẻ không uống hoặc hấp thụ sắt được qua đường uống.

– Truyền máu với trường hợp đặc biệt.

Bên cạnh đó, từ nguyên nhân gây bệnh, trẻ cũng được điều trị nguyên nhân kiểm soát và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Để giúp con bổ sung sắt trong máu hiệu quả, ba mẹ lưu ý:

– Xây dựng cho con chế độ ăn hợp lý bằng việc tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt và hạn chế những thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ sắt.

+ Thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao: Gan động vật (lợn, bò…), trai, sò, thịt bò, thịt gà, các loại rau màu xanh đậm (rau muống, rau ngót, cải bó xôi, súp lơ…)

+ Thực phẩm gây cản trở khả năng hấp thụ sắt: nho, miến, ngô, chuối…

+ Thực phẩm không tốt cho việc sản xuất hồng cầu: lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch…

– Cho trẻ nghỉ ngơi và vận động hợp lý, tránh các hoạt động mạnh, cần gắng sức.

– Kết hợp các loại thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn để tăng khả năng hấp thụ sắt.

– Không tự ý cho con uống các sản phẩm bổ sung sắt hay vitamin tổng hợp chứa sắt nếu chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.

Bí quyết phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để chủ động phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ, ba mẹ lưu ý:

– Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Với trẻ phải dùng sữa công thức, trong 1 năm đầu đời của trẻ, ba mẹ cần cho con dùng sữa có bổ sung sắt.

– Tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều sắt có nguồn gốc động thực vật trong chế độ dinh dưỡng của con như: trứng, cá, thịt…

– Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể như: cà chua, cam, ổi, khoai tây…

– Cho bé khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời, điều trị hiệu quả tình trạng thiếu sắt, thiếu máu cũng như các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ và đặt lịch thăm khám ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Thời tiết giao mùa là thời gian bùng phát các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ. Ba mẹ cần làm gì để chăm sóc bé nhanh phục hồi? Thông tin chung về viêm đường hô hấp ở trẻ Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, viêm đường […]

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì? Tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong […]

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi trung bình có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần/năm. Các bệnh lý này không chỉ khiến trẻ bị suy giảm sức khỏe mà còn có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ nếu không được điều trị kịp […]

Trẻ em bị kiết lỵ uống thuốc gì? Cẩm nang điều trị kiết lỵ ở trẻ

Trẻ em bị kiết lỵ uống thuốc gì? Cẩm nang điều trị kiết lỵ ở trẻ

Nguyên tắc hàng đầu trong điều trị kiết lỵ ở trẻ chính là việc cho con nghỉ ngơi và bổ sung nước cùng điện giải đầy đủ. Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng thêm thuốc để giúp con nhanh khỏi bệnh không? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết này! Dấu hiệu […]