Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

26/09/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì?

Tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong những tình trạng tiêu chảy hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là tình trạng rối loạn tiêu hóa, trẻ bị tiêu chảy do các tác nhân như: vi khuẩn, virus, vi nấm. Khi đó, trẻ đi ngoài nhiều và đẩy phân ra ngoài với nhiều nước.

Những loại vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến là:

– Trực khuẩn lỵ Shigella

– Vi khuẩn đường ruột Escherichia Coli (E.Coli)

– Campylobacter Jejuni

– Vi khuẩn tả Vibrio cholerae

– Salmonella

Những loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập đường tiêu hóa sẽ sản xuất độc tố ruột làm rối loạn hấp thụ nước và điện giải ở ruột non, nước tích xuống đại tràng, không có khả năng hấp thụ trở lại.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ, trong đó phổ biến là:

– Nguyên nhân chủ quan từ trẻ

+ Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ đang mắc bệnh truyền nhiễm (sởi, thủy đậu, quai bị…) cũng có nguy cơ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn cao hơn.

+ Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân trước các tác nhân gây bệnh.

– Nguyên nhân từ môi trường sống

+ Trẻ nhiễm bệnh một cách bị động do người lớn xử lý chất thải không đúng cách khiến tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ.

+ Trẻ bị nhiễm khuẩn do thức ăn, nước uống, đồ dùng bị nhiễm bệnh.

Trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy do vi khuẩn tấn công
Trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy do vi khuẩn tấn công

Biến chứng

Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị phù hợp:

– Rối loạn tiêu hóa kéo dài

– Chảy máu đường ruột

– Chức năng thận bị ảnh hưởng

– Suy dinh dưỡng

– Nhiễm trùng huyết

– Não bộ tổn thương

Viêm tai giữa

Triệu chứng lâm sàng khi trẻ bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn

Triệu chứng chung của trẻ khi bị tiêu chảy chính là tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhớt với tần suất ≥ 3 lần/ 24 giờ. 

Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà dấu hiệu bệnh ở trẻ là khác nhau:

– Tiêu chảy do tả

+ Triệu chứng tiêu chảy xuất hiện ngay trong vòng 24 giờ từ khi nhiễm khuẩn.

+ Đi ngoài liên tục, dữ dội.

+ Phân thường chỉ chứa nước

+ Trẻ có thể nôn mửa nhưng không xuất hiện sốt, bụng không đau quặn.

– Tiêu chảy do lỵ

+ Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân có thể lẫn máu nhầy.

+ Xuất hiện tình trạng sốt cao.

+ Bụng đau quặn từng cơn.

– Tiêu chảy do độc tố tụ cầu

+ Đi ngoài nhiều, phân lỏng, chủ yếu là nước.

+ Buồn nôn, nôn.

+ Không xuất hiện tình trạng sốt.

– Tiêu chảy do Salmonella

+ Trẻ bị tiêu chảy kèm đau bụng.

+ Xuất hiện tình trạng nôn mửa.

+ Sốt cao.

– Tiêu chảy do E.Coli sinh độc tố ruột (ETEC)

+ Đi ngoài nhiều lần. Phân lỏng, không dính máu.

+ Không xuất hiện sốt.

+ Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày

– Tiêu chảy do E.Coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC)

+ Đi ngoài nhiều lần, mót rặn. Phân có thể chứa máu.

+ Bụng đau quặn.

+ Có thể xuất hiện tình trạng sốt ở trẻ.

Nguyên tắc điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Tiêu chảy nhiễm trùng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ nhỏ. Vậy nên, ngay khi phát hiện con có các dấu hiệu bệnh, ba mẹ đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu con có các triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn
Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu con có các triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn

Trong đó, ba mẹ lưu ý 4 nguyên tắc cần tuân thủ trong điều trị:

Bù nước, bù điện giải

Cơ thể trẻ bị mất nhiều nước và điện giải trong thời gian tiêu chảy. Nếu không được bù lại, trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do mất nước.

Trong thời gian con mắc bệnh, ba mẹ cho con uống nhiều nước hơn bình thường, bổ sung thêm nước ép hoa quả để tăng cường khoáng chất. Cùng với đó, ba mẹ cho trẻ dùng thêm điện giải Oresol (theo hướng dẫn từ bác sĩ) để giúp con bù điện giải hiệu quả.

Dùng men vi sinh

Trong thời gian bị tiêu chảy, hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị ảnh hưởng và mất cân bằng. Đặc biệt, vi khuẩn có lợi có thể bị tiêu diệt nhiều sau khi con dùng các loại thuốc điều trị tiêu chảy.

Ba mẹ cho con bổ sung thêm men vi sinh phù hợp để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, rút ngắn thời gian điều trị tiêu chảy nhiễm trùng.

Dùng kháng sinh

Kháng sinh mang đến tác dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, đúng loại, đúng liều lượng, kháng sinh có thể mang đến những hệ quả không mong muốn.

Dùng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ, ba mẹ cần có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay tự ý thay đổi liều lượng kháng sinh khi không có ý kiến từ chuyên gia.

Dùng thuốc hỗ trợ điều trị

Bên cạnh sử dụng kháng sinh, việc dùng các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy và các vấn đề sức khỏe kèm theo khi trẻ mắc bệnh. 

Kẽm là thực phẩm cần bổ sung trong quá trình điều trị tiêu chảy ở trẻ. Khi cho con sử dụng kẽm, ba mẹ lưu ý:

– Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ dùng không quá 10mg kẽm/ngày.

– Với trẻ trên 6 tháng tuổi, cho trẻ dùng không quá 20mg kẽm/ngày.

– Chỉ bổ sung kẽm trong 10 – 14 ngày.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh, ba mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, để con sớm phục hồi, ba mẹ lưu ý:

– Xây dựng chế độ ăn phù hợp, đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất (đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất) trong thực đơn dinh dưỡng của con.

– Chế biến thức ăn dễ tiêu, ưu tiên các món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, hầm… để giảm áp lực dạ dày, giúp con hấp thụ tốt hơn.

– Khi vệ sinh cho trẻ, ba mẹ sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi giúp con vệ sinh.

– Vệ sinh dụng cụ ăn của con trước và sau mỗi bữa ăn.

– Cho con rửa tay chân thường xuyên.

Nếu phát hiện trẻ có bất kỳ bất thường nào, ba mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Ba mẹ gọi ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Thời tiết giao mùa là thời gian bùng phát các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ. Ba mẹ cần làm gì để chăm sóc bé nhanh phục hồi? Thông tin chung về viêm đường hô hấp ở trẻ Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, viêm đường […]

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi trung bình có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần/năm. Các bệnh lý này không chỉ khiến trẻ bị suy giảm sức khỏe mà còn có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ nếu không được điều trị kịp […]

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, làm chậm khả năng phát triển tâm thần, vận động và suy giảm đề kháng ở trẻ. Làm sao để phát hiện trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt và cần chăm sóc con như thế nào? Ba mẹ tìm kiếm giải pháp ngay […]

Trẻ em bị kiết lỵ uống thuốc gì? Cẩm nang điều trị kiết lỵ ở trẻ

Trẻ em bị kiết lỵ uống thuốc gì? Cẩm nang điều trị kiết lỵ ở trẻ

Nguyên tắc hàng đầu trong điều trị kiết lỵ ở trẻ chính là việc cho con nghỉ ngơi và bổ sung nước cùng điện giải đầy đủ. Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng thêm thuốc để giúp con nhanh khỏi bệnh không? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết này! Dấu hiệu […]