Trẻ em bị kiết lỵ uống thuốc gì? Cẩm nang điều trị kiết lỵ ở trẻ

13/09/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Nguyên tắc hàng đầu trong điều trị kiết lỵ ở trẻ chính là việc cho con nghỉ ngơi và bổ sung nước cùng điện giải đầy đủ. Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng thêm thuốc để giúp con nhanh khỏi bệnh không? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết này!

Dấu hiệu nhận biết bệnh kiết lỵ ở trẻ

Kiết lỵ là bệnh lý nhiễm trùng đường ruột, gây ra bởi vi trùng hoặc vi khuẩn. Khi mắc bệnh, trẻ thường có xu hướng luôn muốn đi ngoài, đi đại tiện nhiều lần và bụng quặn đau mỗi khi đi. 

Có hai loại khuẩn chính gây ra bệnh lỵ, dẫn đến 2 loại bệnh kiết lỵ thường thấy ở trẻ là:

– Vi khuẩn Shigella gây bệnh Shigellosis – lỵ trực khuẩn.

– Ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây bệnh lỵ amip.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các dấu hiệu bệnh ở trẻ là khác nhau.

– Dấu hiệu trẻ mắc lỵ trực khuẩn:

Các triệu chứng của lỵ trực khuẩn thường sẽ xuất hiện sau khoảng 1 – 3 ngày kể từ khi nhiễm khuẩn:

+ Tiêu chảy. Phân có xuất hiện máu hoặc chất nhầy

+ Bụng đau quặn

+ Sốt

+ Buồn nôn, nôn

Với trẻ sơ sinh bị kiết lỵ, ba mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bất thường của bé
Với trẻ sơ sinh bị kiết lỵ, ba mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bất thường của bé

– Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh lỵ amip:

Lỵ amip thường không có dấu hiệu rõ ràng. Ký sinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh một thời gian dài. Trong vòng 4 tuần kể từ ngày nhiễm, trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng như:

+ Tiêu chảy. Phân lỏng

+ Buồn nôn, nôn

+ Chảy máu trực tràng

+ Sốt

+ Chuột rút, giảm cân

Các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc kiết lỵ ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kiết lỵ ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kiết lỵ ở trẻ

Trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc kiết lỵ. Trong đó, ba mẹ cần lưu ý đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ như:

– Tiếp xúc gần với người bị bệnh khiến vi khuẩn lây lan từ người sang người. Đặc biệt, bệnh dễ lây lan khi trẻ ở trong môi trường đồng người như: cụm gia đình, trường học, bể bơi công cộng…

– Tiếp xúc với môi trường thiếu vệ sinh (có thể qua quá trình sống hoặc du lịch…)

Cẩn trọng với các yếu tố nguy cơ sẽ giúp ba mẹ chủ động phòng bệnh, tránh để trẻ mắc kiết lỵ hiệu quả.

Trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Làm sao để chẩn đoán kiết lỵ

Kiết lỵ ở trẻ là bệnh lý nhiễm trùng không hiếm gặp nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn với tiêu chảy. Để được chẩn đoán chính xác bệnh lý, ba mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả. Qua việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp:

– Xét nghiệm để chẩn đoán kiết lỵ.

– Cấy phân, soi phân tươi để xác định chính xác loại bệnh.

– Xét nghiệm máu, soi đại tràng sigma khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, loại trừ nguyên nhân bệnh.

Nên cho trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Ba mẹ cần đặc biệt thận trọng trong việc sử dụng thuốc điều trị kiết lỵ ở trẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng bệnh và thể trạng mà mỗi trẻ cần được kê loại thuốc điều trị phù hợp.

Ba mẹ TUYỆT ĐỐI không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vậy, khi nghi ngờ, phát hiện trẻ bị kiết lỵ, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị đúng cách. Trong đó, khi điều trị, thuốc kê đơn thường được chia làm 2 loại:

Điều trị lỵ trực khuẩn

– Sử dụng bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) để làm dịu các triệu chứng tiêu chảy và đau bụng

– Thuốc giảm đau acetaminophen để kiểm soát tình trạng chuột rút

– Oresol và uống nhiều nước để bù nước, bù khoáng, bổ sung lại lượng chất lỏng bị mất do tiêu chảy.

Điều trị lỵ amip

– Dùng thuốc để tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ở trong máu, gan, ruột

– Dùng Iodoquinol hoặc Diloxanide Furoate điều trị bệnh lỵ không gây triệu chứng

Nhìn chung, tùy vào tình trạng và khả năng đáp ứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Để con nhanh khỏi bệnh, ba mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài ra, ba mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, ưu tiên những thức ăn mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc bổ sung nước, chất điện giải bằng cách cho trẻ uống nước, oresol, nước hoa quả… là vô cùng quan trọng.

Khi nào cần cho trẻ bị kiết lỵ đến gặp bác sĩ gấp

Kiết lỵ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:

– Nhiễm trùng gây viêm khớp

– Nhiễm khuẩn huyết

– Co giật

– Tăng urê huyết tán huyết

– Áp xe gan

– Ký sinh trùng di chuyển tới não, phổi gây nguy hiểm tính mạng.

Để tránh nguy cơ biến chứng, ba mẹ cần liên hệ với bác sĩ, đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ:

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị kiết lỵ

– Đi ngoài phân có lẫn máu

– Cơ thể trẻ có dấu hiệu mất nước: nước tiểu ít, trong miệng không có nước bọt, không có nước mắt, mức độ hoạt động thấp…

– Nôn ói

– Sốt cao liên tục, không giảm ngay cả sau khi dùng thuốc hạ sốt

– Bụng chướng, sưng to

– Các triệu chứng bệnh kéo dài nhiều hơn 2 – 3 ngày.

Phòng chống lây nhiễm kiết lỵ ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc kiết lỵ nhất. Chủ động phòng bệnh cho con, ba mẹ lưu ý:

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng, nước sát khuẩn thường xuyên. Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

– Vệ sinh, khử trùng bồn cầu, nhà tắm thường xuyên

– Không cho trẻ bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo

– Giặt quần áo bằng nước ấm khoảng 60 độ

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh, để phòng chống bệnh lây nhiễm ra bên ngoài, ba mẹ lưu ý:

– Với trẻ đang ở độ tuổi mặc tã, ba mẹ cần khử trùng khu vực xung quanh và gói tã kỹ càng rồi bỏ vào thùng rác có nắp kín sau khi thay tã cho trẻ. Trước và sau khi thay tã, rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm.

– Cho trẻ ở nhà, không đến nơi công cộng hay tiếp xúc với các trẻ khác cho đến khi tình trạng tiêu chảy của trẻ kết thúc trong ít nhất 48 giờ sau đó.

– Cho đến 2 ngày sau khi các triệu chứng của trẻ hết hẳn, không để trẻ chạm tay vào đồ ăn thức uống chung.

– Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa kỹ lưỡng để tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn hoàn toàn sau khi trẻ khỏi bệnh. Đặc biệt, lưu ý khử trùng những vị trí trẻ chạm vào.

Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp ba mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức trong việc điều trị kiết lỵ ở trẻ. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, ba mẹ liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Thời tiết giao mùa là thời gian bùng phát các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ. Ba mẹ cần làm gì để chăm sóc bé nhanh phục hồi? Thông tin chung về viêm đường hô hấp ở trẻ Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, viêm đường […]

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì? Tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong […]

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi trung bình có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần/năm. Các bệnh lý này không chỉ khiến trẻ bị suy giảm sức khỏe mà còn có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ nếu không được điều trị kịp […]

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, làm chậm khả năng phát triển tâm thần, vận động và suy giảm đề kháng ở trẻ. Làm sao để phát hiện trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt và cần chăm sóc con như thế nào? Ba mẹ tìm kiếm giải pháp ngay […]