Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?

12/09/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Sữa là thực phẩm dễ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, trẻ bị kiết lỵ vẫn có thể uống sữa bình thường. Vậy, ngoài sữa ra thì trẻ nên và không nên tiêu thụ những loại thực phẩm nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé!

Thông tin cần biết về kiết lỵ ở trẻ

Kiết lỵ là bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, bệnh lý này lại thường bị nhầm với tiêu chảy khiến không ít ba mẹ chủ quan và mắc phải sai lầm trong khi chăm sóc bé.

Kiết lỵ và gì?

Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi các loại vi khuẩn như E.Coli, Salmonella, Shigella, Campylobacter… Các loại vi khuẩn này tấn công hệ tiêu hóa gây ra những tổn thương, viêm nhiễm từ đó làm rối loạn các hoạt động bài tiết, đại tiện của cơ thể.

Kiết lỵ được chia thành 2 loại chính:

– Bệnh lỵ shigellosis (bệnh lỵ trực khuẩn): do nhiễm khuẩn Shigella.

– Bệnh kiết lỵ kỵ khí (bệnh giun chỉ): do nhiễm ký sinh trùng đơn bào Entamoeba.

Đây là bệnh lý phổ biến, thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với tiêu chảy thông thường. Bởi vậy, bệnh nhiều khi không được phát hiện kịp thời, dễ gây biến chứng như: áp xe gan, tổn thương màng bụng, màng phổi, tim… Thậm chí, bệnh có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh kiết lỵ gồm:

– Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

– Trẻ đang điều trị corticosteroid

– Trẻ bị suy dinh dưỡng

– Trẻ bị ung thư

Triệu chứng khi trẻ bị kiết lỵ

Tùy thuộc vào loại bệnh mắc phải mà trẻ bị kiết lỵ có triệu chứng khác nhau. 

Triệu chứng bệnh lỵ trực khuẩn

Sau khi nhiễm kiết lỵ trực khuẩn khoảng 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh:

– Tiêu chảy, phân có thể lẫn máu

– Buồn đi tiêu kể cả khi bụng rỗng

– Đau bụng âm ỉ kéo dài

– Sốt

Các triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần đến vài tháng để đi tiêu bình thường trở lại.

Triệu chứng bệnh kiết lỵ kỵ khí

Khi mắc bệnh, trẻ thường có các dấu hiệu:

– Bụng đau co rút

– Tiêu chảy, phân có thể chứa máu, mủ hoặc chất nhầy

– Trẻ hay bị táo bón

– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh

– Sốt

Để điều trị kiết lỵ do nhiễm ký sinh trùng, trẻ có thể được kê đơn thuốc để loại bỏ các ký sinh trùng trong cơ thể.

Nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ

Nguyên nhân gây bệnh ở từng loại kiết lỵ là không giống nhau.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến kiết lỵ ở trẻ
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến kiết lỵ ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn ở trẻ

– Do trẻ không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh, tạo điều khiển cho vi khuẩn xâm nhập.

– Tay của trẻ chạm vào các bề mặt bị nhiễm khuẩn rồi tiếp tục chạm vào mũi, mắt, miệng

– Tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn

Bệnh thường xuất hiện ở các nhóm cộng đồng nhỏ, đặc biệt là ở nhà trẻ, trường học…

Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ kỵ khí ở trẻ

– Đa phần bệnh xuất hiện do trẻ ăn phải thức ăn hoặc uống nước uống bị nhiễm phân có chứa trứng Entamoeba.

Bởi vậy, việc giáo dục cho trẻ về vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm và vô cùng quan trọng.

Trẻ bị kiết lỵ có được uống sữa không?

Thông thường khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ nhỏ thường được khuyến cáo là không nên uống sữa hoặc hạn chế sử dụng sữa cũng như các chế phẩm từ sữa. Bởi lẽ, sữa có thể khiến tình trạng rối loạn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có sữa là “món ăn” chính trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày thì không cần kiêng hay loại bỏ sữa hoàn toàn.

Trẻ bị kiết lỵ có thể uống sữa
Trẻ bị kiết lỵ có thể uống sữa

“Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?” là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh khi có con bị bệnh. Câu trả lời là có. Trẻ mắc kiết lỵ vẫn có thể uống sữa bình thường. Sử dụng sữa cũng không làm tăng tình trạng đầy bụng, nôn trớ hay khó ăn của trẻ. Ngược lại, sữa còn hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng, ngăn ngừa thiếu chất và tăng sức đề kháng hiệu quả cho bé. Bên cạnh đó, sữa cùng giúp bổ sung chất lỏng, ngăn ngừa tình trạng mất nước do kiết lỵ gây ra ở trẻ.

Để tránh tình trạng kiết lỵ của bé trở nên nghiêm trọng hơn khi cho con sử dụng sữa, ba mẹ lưu ý:

– Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha sữa

– Chọn loại sữa phù hợp với con

–  Pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

– Với trẻ dùng sữa hộp, nên hâm nóng lại trước khi cho con uống để tránh lạnh bụng.

Trẻ bị kiết lỵ nên và không nên ăn gì?

Để giúp con nhanh khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe, ba mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

Những thực phẩm trẻ bị kiết lỵ nên ăn

Trẻ bị kiết lỵ cần được bổ sung dưỡng chất đầy đủ với 4 nhóm chất: đạm – tinh bột – chất béo – vitamin và khoáng chất. Trong đó, lưu ý:

– Chế biến đồ ăn thành dạng lỏng để tránh gây áp lực lên dạ dày, trẻ dễ dàng hấp thu.

– Tăng cường rau quả tươi trong chế độ ăn của trẻ. Nên chế biến thành dạng nước ép hoặc luộc.

– Ưu tiên các loại thực phẩm như: ngó sen, đậu xanh, nước ổi, cháo…

– Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, tránh để con ăn quá no.

– Bổ sung nước và Oresol để bù nước và khoáng cho trẻ. Ba mẹ cũng có thể cho con uống nước gạo rang, nước dừa để tăng cường điện giải, phục hồi sức khỏe.

– Cho con sử dụng thức uống chứa lợi khuẩn probiotic để cải thiện hoạt động của ruột kết.

Những thực phẩm trẻ bị kiết lỵ không nên ăn

Để giúp con nhanh phục hồi, tránh để bệnh tiến triển nặng, ba mẹ lưu ý tránh để con tiêu thụ các loại thực phẩm:

– Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

– Các loại trái cây họ cam: bưởi, cam, quýt…

– Đồ uống chứa ga, cồn, cafein như: nước ngọt, cà phê, soda..

– Thực phẩm gây chướng bụng, đầy hơi như: hành tây, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt…

Kiết lỵ là bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ và bùng phát vào khoảng tháng 6 – tháng 7 hàng năm. Nếu không được điều trị tích cực, trẻ sẽ nhanh chóng bị mất sức, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay khi phát hiện con có các dấu hiệu mắc bệnh, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để để thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?

Thời tiết giao mùa là thời gian bùng phát các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ. Ba mẹ cần làm gì để chăm sóc bé nhanh phục hồi? Thông tin chung về viêm đường hô hấp ở trẻ Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, viêm đường […]

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì? Tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong […]

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi trung bình có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần/năm. Các bệnh lý này không chỉ khiến trẻ bị suy giảm sức khỏe mà còn có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ nếu không được điều trị kịp […]

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, làm chậm khả năng phát triển tâm thần, vận động và suy giảm đề kháng ở trẻ. Làm sao để phát hiện trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt và cần chăm sóc con như thế nào? Ba mẹ tìm kiếm giải pháp ngay […]