Ho gà: Dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

07/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh, nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh lên tới hơn 80%.  Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến và nguy hiểm nhất ở trẻ sơ sinh.

Ho gà là gì?
Ho gà là gì?

Tổng quan về ho gà

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, toàn cầu có khoảng 30 – 50 triệu ca bệnh ho gà với số lượng tử vong lên tới 300.000 trường hợp. Trong đó, trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Tại Việt Nam, bệnh có tính chu kỳ từ 3 – 5 năm và gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng. Việc tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin phòng ho gà giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vo do ho gà một cách đáng kể. Số liệu từ Cục Y tế Dự phòng chỉ ra, khoảng 90% bệnh nhân ho gà là trẻ nhỏ chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản.

Bệnh ho gà là gì?

Ho gà (Whooping Cough) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây nên. Vi khuẩn xâm nhập, bám chặt vào lông mao tại đường hô hấp trên, giải phóng độc tố tấn công hệ hô hấp, làm sưng đường thở.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, ho gà có đáp ứng tốt và chỉ mất khoảng 5 ngày để kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, việc chậm điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, gây suy hô hấp, thậm chí tử vong ở người bệnh.

Đường lây truyền của ho gà

Ho gà có khả năng lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Trẻ nhỏ là nguồn lây nhiễm bệnh chủ yếu với 80% người tiếp xúc với người bệnh bị mắc ho gà. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vùng địa lý….

2 tuần đầu từ khi khởi phát dấu hiệu bệnh đầu tiên là thời gian ho gà có khả năng lây nhiễm mạnh nhất. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp:

– Qua giọt nước bọt trong không khí bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi…

– Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng… khi người bệnh khạc nhổ, nôn ra ngoài.

Triệu chứng của ho gà

5 – 10 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:

– Sốt nhẹ

– Ho, đau họng

– Cảm lạnh

Các cơn ho bắt đầu trở nặng và kịch phát trong 1 – 2 tuần và kéo dài tới 1 – 2 tháng. Các cơn ho thường không thể kìm hãm, rũ rượi. Cuối cơn ho, người bệnh chảy nhiều đờm dãi, nôn. Hết ho là giai đoạn thở rít với tiếng thở như tiếng gà gáy.

Tùy vào triệu chứng bệnh mà các dấu hiệu đặc trưng sẽ có sự khác biệt:

Thời kỳ ủ bệnh (khoảng 6 – 20 ngày)

Đa phần người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng

Giai đọan viêm long đường hô hấp  (khoảng 1 – 2 tuần)

Xuất hiện các triệu chứng tương tự với viêm đường hô hấp:

– Sốt nhẹ

– Chảy nước mũi

– Hắt hơi

– Ho húng hắng. Ho nặng thành cơn khi ở cuối giai đoạn này.

Giai đoạn khởi phát (khoảng 1 – 6 tuần)

Người bệnh xuất hiện các cơn ho điển hình cùng các triệu chứng đặc trưng:

– Ho rũ rượi thành cơn. Mỗi cơn ho gồm 15 – 20 tiếng ho liên tiếp và yếu, giảm dần về cuối cơn. Ho nhiều gây thiếu oxy, có thể khiến người bệnh ngừng thở, mặt đỏ, tím tái, chảy nước mắt, nước mũi, nổi tĩnh mạch cổ…

– Thở rít xuất hiện xen kẽ sau mỗi tiếng ho hoặc cuối cơn ho. Tiếng rít nghe như tiếng gà.

– Khạc đờm trắng, trong, dính sau mỗi cơn ho. Đờm này có chứa vi khuẩn ho gà.

Các cơn ho xuất hiện với tần suất khoảng 15 cơn/ngày trong 2 tuần đầu của giai đoạn khởi phát. Nếu không được điều trị, bệnh có thể kéo dài hơn 3 tuần.

Giai đoạn phục hồi (khoảng 7 ngày)

Người bệnh hạ sốt. Các cơn ho cũng vơi dần rồi hết hẳn.

Ho gà để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Ho gà gây biến chứng nguy hiểm nếu bệnh điều trị muộn, sai cách hoặc phát sinh bội nhiễm trong quá trình chăm sóc. Các biến chứng thường gặp như:

Viêm phổi, viêm phế quản: thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng hay người có sức đề kháng yếu.

– Suy hô hấp (thường gặp ở trẻ sơ sinh) kèm các biến chứng như: tăng cân bất thường, tăng huyết áp, nổi tĩnh mạch cổ, mạch đập nhanh, gan to, suy tim…

– Tổn thương hệ thần kinh, mắc các vấn đề não bộ (xuất huyết não, viêm não, phù não…) 

– Các biến chứng khác: xuất huyết kết mạc, sa trực tràng, thắt thoát vị, động kinh, viêm tai giữa, chậm phát triển trí tuệ, phát vị rốn và trực tràng…

Để ngăn ngừa và hạn chế biến chứng, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách đóng vai trò quan trọng.

Phương pháp điều trị

Để có phương pháp điều trị tối ưu nhất, người bệnh cần được thăm khám chuyên sâu để xác định mức độ nghiêm trọng bệnh, thể trạng sức khỏe, độ tuổi…

Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc Erythromycin hoặc azithromycin với liều lượng phù hợp. Để điều trị các triệu chứng bệnh, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số thuốc thích hợp. Ngoài ra, Amoxicillin hoặc Cephalosporin cũng có thể được kê đơn để ngăn ngừa bội nhiễm.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được cách ly, hạn chế tiếp xúc để ngăn chặn bệnh lây lan.

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi mắc bệnh sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi, điều trị để được xử trí kịp thời nếu trẻ ngạt thở, ngừng thở do cơn ho kéo dài. Bên cạnh đó, trẻ cũng được hỗ trợ thở oxy, thở máy nếu gặp các vấn đề về hô hấp hoặc khó thở.

Bù nước, bù điện giải, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị ho gà, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Cách phòng ngừa ho gà

Tiêm phòng vắc xin theo lịch tiêm chủng và phương pháp phòng bệnh ho gà đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả hàng đầu. Theo khuyến cáo của WHO, trẻ 2 tháng tuổi cần được tiêm chủng theo đúng lịch để tránh nguy cơ mắc bệnh. 

Ngoài ra, để phòng bệnh, cần lưu ý:

– Giữ vệ sinh sạch sẽ để ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

– Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý để có hệ miễn dịch khoảng mạnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời nếu sức khỏe có vấn đề bất thường.

– Phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh để tránh lây lan ra cộng đồng.

Trên đây là những thông tin chung về ho gà. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]