Tim bẩm sinh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

09/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tim bẩm sinh là một bệnh lý nguy hiểm. Vậy căn bệnh này có triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tim bẩm sinh là bệnh gì?

Bệnh tim bẩm sinh hay còn có tên gọi khác là dị tật tim bẩm sinh. Căn bệnh này chỉ về những bất thường về tim ngay từ khi sinh ra. Các dị tật có thể kể đến như dị tật cơ tim, buồng tim, van tim,… Lúc này, một vài cấu trúc của tim sẽ bị khiếm khuyết dẫn tới những hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng.

Có rất nhiều loại dị tật tim bẩm sinh khác nhau. Chúng bao gồm những tình trạng đơn giản không gây ra triệu chứng. Cho tới những tình trạng phức tạp gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Thậm chí là đe dọa tính mạng.

Tim bẩm sinh có thể được phát hiện sớm (trong quá trình mẹ mang thai hoặc ngay sau khi trẻ được sinh ra). Nhưng đôi khi, tim bẩm sinh không được chẩn đoán cho tới thời thơ ấu, thanh niên hoặc trưởng thành.

Bệnh tim bẩm sinh là những dị dạng ở tim xuất hiện ngay khi trẻ còn trong bào thai.

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc tim bẩm sinh đều không xác định được nguyên nhân cụ thể. Một số những nguyên nhân có thể thể là tác nhân gây bệnh như:

Tim bẩm sinh do yếu tố di truyền

  • Có trường hợp một số gia đình có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những gia đình khác. 
  • Trẻ bị rối loạn mã gen như: rối loạn nhiễm sắc thể XO trong hội chứng Turner. Rối loạn nhiễm sắc thể XXY trong hội chứng Klinefelter. Rối loạn nhiễm sắc thể 13, 18, 22, 21 trong hội chứng Down… Tuy nhiên, yếu tố này không di truyền
  • Di truyền trong gia đình khiến tim bẩm sinh xảy ra ở nhiều thế hệ. Tuy nhiên tỷ lệ này rất ít, chỉ khoảng 3% trong các trường hợp. 

Tim bẩm sinh do yếu tố ngoại lai

Theo các chuyên gia y tế, môi trường cũng là một trong những nguyên nhân tác động xấu gây nên bệnh tim bẩm sinh, cụ thể:

  • Thừa cân, béo phì, lối sống lười vận động thể dục thể thao và những đối tượng mắc bệnh tiểu đường.
  • Virus đặc biệt là bệnh thủy đậu bẩm sinh và hội chứng Rubella (sởi Đức)
  • Người mẹ mắc một số bệnh như lupus ban đỏ, tiểu đường…
  • Người mẹ tiếp xúc với tia X-quang trong tam cá nguyệt thứ nhất (tức 3 tháng đầu thai kỳ)
  • Trước khi mang thai người mẹ đã từng sử dụng các loại thuốc. Ví dụ như thuốc trị hen phế quản, thuốc ngủ, co giật, trầm cảm, các loại ma túy như heroin và cocain. Hoặc tiếp xúc nhiều, thường xuyên với thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu trong thực phẩm…
  • Người mẹ sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để phá thai. Và nếu bào thai vẫn còn, không bỏ được thì em bé sinh ra dễ bị tim bẩm sinh cùng nhiều bệnh lý phức tạp. 
  • Trước khi mang thai mẹ có sử dụng thuốc lá và uống rượu
  • Ngoài ra, những trường hợp mẹ mang thai khi tuổi đã ngoài 35 thì trẻ có khả năng mắc hội chứng Down cao hơn mức bình thường. Hay có đến 50% trẻ có thể bị khiếm khuyết vách nhĩ thất phức tạp trong tim. 

Dấu hiệu nhận biết

Thở khó khăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh có thể được phát hiện ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thông qua siêu âm, các bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường về cấu trúc tim của thai nhi. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm một vài xét nghiệm như siêu âm thai, chụp X-quang, hoặc MRI để chẩn đoán chính xác bệnh nếu phát hiện bất thường.

Một vài trường hợp, trẻ bị tim bẩm sinh sẽ không gặp bất cứ triệu chứng nào trong một thời gian ngắn sau khi sinh. Trẻ bị tim bẩm sinh thường có những dấu hiệu như:

  • Ngón tay, ngón chân, môi và da hơi xanh;
  • Bé khó ăn uống;
  • Bé thở khó khăn;
  • Trẻ thiếu cân khi sinh ra;
  • Trẻ chậm phát triển.

Trong những trường hợp khác, những triệu chứng của tim bẩm sinh có thể không xuất hiện cho tới nhiều năm sau khi sinh. Hoặc cho tới khi trưởng thành. Một vài dấu hiệu cho thấy tim bẩm sinh ở những thiếu niên hoặc người trưởng thành là:

  • Nhịp tim bất thường;
  • Đau ngực;
  • Cảm thấy chóng mặt, khó thở;
  • Thường xuyên bị ngất xỉu;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Phù: Mặt, chân và tay có dấu hiệu bị sưng phù một cách bất thường.

Biến chứng của bệnh tim bẩm sinh

Biến chứng của bệnh tim bẩm sinh có nguy hiểm không?

Câu trả lời là CÓ. Căn bệnh này rất khó chữa trị dứt điểm. Những biến chứng của bệnh cũng rất phức tạp và nguy hiểm. Nó có thể kéo dài cả đời và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển của người bệnh. Một số biến chứng có thể kể đến như:

  • Loạn nhịp tim hay nhịp tim không đều: 

Đây là tình trạng mà tim có thể đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm. Ở một số trường hợp, loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể gây đột tử hoặc đột quỵ nếu không được điều trị sớm. Biến chứng này có thể xuất hiện sau các cuộc phẫu thuật. Bởi hình thành mô sẹo trong tim. 

  • Viêm nội tâm mạc hay nhiễm trùng tim: 

Biến chứng này xảy ra khi lớp lót bên trong của tim bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Hoặc vi trùng xâm nhập vào máu và di chuyển đến tim. Nếu không được can thiệp kịp thời, nhiễm trùng tim có thể gây ra đột quỵ hoặc làm hỏng, phá hủy van tim.

  • Đột quỵ: 

Trẻ bị dị tật tim bẩm sinh có khả năng bị đột quỵ cao hơn so với trẻ có sức khỏe bình thường. 

Một số dị tật tim bẩm sinh khiến lưu lượng máu đến phổi nhiều hơn. Từ đó gây áp lực hoạt động cho phổi. Và ảnh hưởng trực tiếp đến các động mạch trong phổi.  

  • Suy tim sung huyết hay suy tim: 

Đây là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh có thể dẫn đến suy tim. 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể làm tăng khả năng điều trị thành công

Phương pháp chẩn đoán

Thông thường, bệnh tim bẩm sinh có thể được phát hiện từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện được các bất thường trong cấu trúc tim của thai nhi.

Tuy nhiên, một vài trường hợp, tim bẩm sinh thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Hoặc triệu chứng tới muộn khiến cho việc phát hiện và điều trị trở nên chậm trễ. Do đó, trẻ trước khi xuất viện được sàng lọc tim bẩm sinh bằng việc đo độ bão hòa oxy.

Sau khi nghi ngờ người bệnh bị tim bẩm sinh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn:

  • Chụp X-quang ngực;
  • Điện tâm đồ ECG;
  • Siêu âm tim;
  • Một vài trường hợp có thể chụp cắt lớp vi tính tim hoặc chụp cộng hưởng từ tim;
  • Khi cần thiết có thể xét nghiệm máu thường quỵ.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị tim bẩm sinh

Với sự phát triển của nền Y học hiện đại, hiện này có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, phương pháp điều trị sẽ được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe người bệnh. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:

Sử dụng thuốc

Có nhiều thuốc giúp cho tim hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc ngăn hình thành cục máu đông. Hoặc kiểm soát tình trạng nhịp tim không đều.

Thiết bị cấy ghép tim

Một vài biến chứng liên quan tới dị tật tim bẩm sinh có thể được ngăn chặn bằng việc dùng một số thiết bị. Như máy khử rung tim cấy ghép (ICD) và máy tạo nhịp tim có thể giúp điều chỉnh nhịp tim bất thường.

Đặt ống thông tim

Phương pháp đặt ống thông cho phép bác sĩ điều trị những dị tật tim bẩm sinh mà không cần tới phẫu thuật mở ngực và tim. Trong thủ tục này, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng vào tĩnh mạch ở chân và luồn lên tim. Khi ống thông ở đúng vị trí, bác sĩ sẽ sử dụng những công cụ nhỏ luồn qua ống thông để điều trị dị tật.

Phẫu thuật mổ tim

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật tim hở để đóng những lỗ trên tim, sửa chữa van tim hoặc mở rộng những mạch máu.

Ghép tim

Một vài trường hợp tim bị dị tật nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định ghép tim. Trong phẫu thuật này, tim của trẻ sẽ được thay thế bằng một trái tim khỏe mạnh từ người hiến tim.

Trên đây là những thông tin về bệnh tim bẩm sinh. Lưu ý những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Phương pháp điều trị và sử dụng thuốc đều phải được bác sĩ chuyên môn chỉ định. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]