Rối loạn nhịp tim: Dấu hiệu và những điều cần biết

11/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu ngay về các triệu chứng và cách phòng ngừa tình trạng nhịp tim rối loạn qua bài viết bên dưới!

Tổng quan về rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim (arrhythmia) là tình trạng tần số tim không đều, quá nhanh, quá chậm hoặc xuất hiện ổ phát nhịp khác ngoài nút xoang. Tình trạng này khiến chức năng của tim bị suy giảm từ đó giảm khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim. Phần lớn trong đó liên quan tới các bất thường tim và bệnh lý tim mạch, một số liên quan tới các vấn đề từ các bộ phận khác trong cơ thể như: bệnh tuyến giáp, suy thận…

Rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện ngắn hạn (trong khoảng vài phút), theo từng đợt mà không có dấu hiệu cảnh báo hoặc có thể kéo dài trong nhiều giờ, nhiều năm.

Các nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim phổ biến như:

– Nút xoang suy yếu, hoạt động bất thường

– Tim xuất hiện ổ phát nhịp khác

– Tim xuất hiện các đường dẫn truyền điện bất thường

– Nghẽn hệ thống dẫn truyền tim

– Cơ tim bị tổn thương

– Rối loạn điện giải cơ thể

– Ảnh hưởng của các hợp chất độc hại hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị

– Ảnh hưởng của các vấn đề tuyến giáp tới tim

Rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện ngắn hạn hoặc dài hạn
Rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện ngắn hạn hoặc dài hạn

Đối tượng nguy cơ

Rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không chừa bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở các nhóm đối tượng:

– Người trên 60 tuổi

– Người bệnh động mạch vành, suy tim, mắc bệnh van tim, từng phẫu thuật tim hở

– Người bị cao huyết áp

– Người có bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính

– Người uống nhiều rượu, dùng chất kích thích

– Người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Dấu hiệu rối loạn nhịp tim

Triệu chứng

Rối loạn nhịp tim thể nhẹ thường không gây ra các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh khó nhận ra dấu hiệu bệnh.

Ở các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như:

Đánh trống ngực, cảm giác như tim thoáng ngừng đập rồi đập mạnh trở lại.

– Đột ngột khó thở kèm cảm giác hồi hộp, tim đập không đều.

– Chóng mặt, mất cân bằng.

– Ngất xỉu, mất ý thức đột ngột trong thời gian ngắn.

Biến chứng

Rối loạn nhịp tim thể nhẹ thường không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này chuyển biến nặng, kéo dài có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như:

Đột quỵ: Nguy cơ đột quỵ ở người rối loạn nhịp tim cao gấp 5 lần so với người khỏe mạnh.

– Khả năng vận động bị hạn chế do máu không đủ bơm đến các bộ phận khác trên cơ thể.

– Suy tim do khả năng bơm máu của tim bị hạn chế.

– Đột tử.

Rối loạn nhịp tim có thể biến chứng gây đột quỵ
Rối loạn nhịp tim có thể biến chứng gây đột quỵ

Phương pháp chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, bên cạnh việc thăm hỏi bệnh sử và các triệu chứng liên quan, bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá chung tình trạng tim mạch. Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá mức độ nếu cần.

Các kiểm tra cận lâm sàng thường được chỉ định trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim như:

– Điện tâm đồ (ECG): để đo thời gian của các pha điện trong nhịp tim.

– Máy theo dõi điện tim để đánh giá các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến rối loạn nhịp, tầm soát, phát hiện nguy cơ rối loạn nhịp.

– Máy ghi sự kiện để phát hiện các rối loạn nhịp tim lẻ, dùng trong thời gian dài.

Siêu âm tim để kiểm tra kích thước, cấu trúc và chuyển động tim.

– Máy ghi vòng lặp cấy ghép để ghi lại hoạt động điện của tim, phát hiện nhịp tim không đều.

Ngoài ra, một số phương pháp để kích hoạt rối loạn nhịp tim có thể được áp dụng như:

– Nghiệm pháp gắng sức

– Nghiệm pháp bàn nghiêng 

– Khảo sát và lập bản đồ điện sinh lý

– Dùng điện cực để kích thích tim đập với tốc đồ phù hợp làm ngừng rối loạn nhịp tim.

Cách phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sống khỏe – sống lành mạnh:

– Chế độ ăn lành mạnh, thân thiện với sức khỏe tim mạch: Tăng cường trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, giảm đường, muối trong chế độ ăn.

– Vận động, luyện tập mỗi ngày: tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 – 45 phút/ngày.

– Không hút thuốc, tránh môi trường có khói thuốc.

– Duy trì cân nặng vừa phải, kiểm soát huyết áp và cholesterol.

– Kiểm soát hơi thở và nhịp tim bằng cách hít sâu, thở chậm.

– Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như: đau ngực, nhịp tim nhanh/ chậm, chói mắt… hãy ngồi nghỉ ngơi và tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, tư vấn và điều trị phù hợp.

Lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim
Lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một bất thường xảy ra khi thai đang tăng trưởng. Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]