Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp là giải pháp hữu hiệu giúp điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Vậy phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì để cơ thể khỏe mạnh? Khám phá ngay trong bài viết của DoLife!
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường, không ổn định của chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị rối loạn kinh nguyệt, số ngày hành kinh, lượng máu kinh có nhiều thay đổi so với các chu kỳ bình thường. Sự thay đổi đó có thể là: số ngày hành kinh dài hơn hoặc ngắn hơn, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn…
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của phụ nữ mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe:
– Gây thiếu máu
Kinh nguyệt rối loạn với các biểu hiện như rong kinh, cường kinh… là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng thiếu máu ở nhiều phụ nữ. Chị em cảm nhận rõ sự mệt mỏi của cơ thể cùng các triệu chứng như thở gấp, tim đập nhanh, chóng mặt, da xanh xao…
Rong kinh, cường kinh… nếu kéo dài lâu sẽ khiến cơ thể liên tục ở trong trạng thái không ổn định, có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa
Chu kỳ kinh bất thường, máu kinh ra nhiều tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm ở âm đạo, âm hộ gây viêm nhiễm. Một số bệnh lý thường gặp như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm vùng chậu…
– Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản
Chu kỳ kinh nguyệt thất thường đồng nghĩa với chu kỳ rụng trứng cũng không ổn định. Việc này ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên của chị em bởi khó để canh thời kỳ trứng rụng. Bên cạnh đó, kinh nguyệt không đều cũng khiến chất lượng trứng gây cản trở quá trình thụ tinh.
– Ảnh hưởng tới nhan sắc
Rối loạn kinh nguyệt là hệ quả của sự mất cân bằng hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Hai loại hormone này cũng có tác động trực tiếp sắc đẹp của chị em. Sự phân bố không đều của Estrogen và Progesterone gây ra nhiều vấn đề tiêu cực về da, tóc… ảnh hưởng đến ngoại hình phái đẹp.
– Là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ như: viêm loét vòi trứng, viêm lộ tuyến, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến khả năng điều hòa kinh nguyệt của cơ thể. Để đẩy lùi tình trạng rối loạn kinh, chị em lưu ý những nguyên tắc chung khi lựa chọn thực phẩm:
– Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin B, omega-3, 6, canxi, magie, protein, kali…
– Ăn nhiều rau củ quả. Ưu tiên các loại rau có màu xanh đậm (cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ..), trái cây màu đỏ đậm, ngũ cốc và các loại hạt.
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống 2 lít nước/ngày.
– Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống có ga, các loại chất kích thích…
Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì?
Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, kiểm tra sức khỏe chính xác.
Để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, chị em tham khảo những loại thực phẩm tốt cho chu kỳ kinh như:
Gừng
– Có tính ấm, giàu vitamin C và Magie
– Dùng dưới dạng pha trà uống mỗi ngày. Đặc biệt, dùng trà gừng trong thời gian hành kinh giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.

Đu đủ xanh
– Chứa nhiều caroten giúp kích thích, điều hòa hormone estrogen trong cơ thể.
– Chị em có thể sử dụng đu đủ xanh thường xuyên để hỗ trợ sự cân bằng estrogen trong cơ thể, tăng co bóp cơ tử cung giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn.
– Lưu ý: Không uống nước ép đu đủ xanh trong thời gian hành kinh để tử cung không bị co thắt quá mức.
Mướp đắng
– Giàu vitamin B1, B2, B3, C và các khoáng chất như sắt, phốt pho giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
– 1 – 2 ly nước ép mướp đắng mỗi ngày là giải pháp đơn giản và hiệu quả để loại bỏ tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Dứa
– Chứa enzyme, bromelain hỗ trợ quá trình bong tróc tế bào ở thành tử cung giúp giảm đau bụng và quá trình hành kinh trở nên dễ dàng hơn.
– Ăn dứa cũng giúp phục hồi sau kinh nguyệt nhanh hơn nhờ khả năng tạo hồng cầu và hồng cầu của cơ thể được tăng cường.
Rau mùi tây
– Chứa nhiều dưỡng chất giúp điều tiết hormone trong cơ thể.
– Sử dụng rau mùi tây trong thời gian hành kinh giúp quá trình lưu thông máu tới tiểu khung dễ dàng hơn. Điều này giúp kích thích sự tái tạo niêm mạc tử cung, giảm đau, rút ngắn thời gian hành kinh hiệu quả.
Sữa chua
– Sữa chua vốn luôn được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe bởi chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin A, D, C, canxi, probiotic…
– Vitamin D và canxi chứa trong sữa chua có tác dụng tích cực trong việc giãn cơ trơn tử cung, hỗ trợ quá trình đưa máu kinh ra ngoài nhẹ nhàng hơn, từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Tinh bột nghệ
– Chứa curcumin và curcuminoids – hoạt tính tốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
– Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm của tinh bột nghệ giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Sử dụng tinh bột nghệ thường xuyên cũng giúp tăng lưu thông máu tử cung, cân bằng nội tiết tố nữ.
Lưu ý thực phẩm nên tránh khi bị rối loạn kinh nguyệt
Bên cạnh tăng cường, bổ sung các loại thực phẩm có lợi trong việc điều hòa kinh nguyệt thì chị em cũng cần lưu ý những thực phẩm gây hại cho phụ nữ khi bị rối loạn kinh nguyệt.
Những loại thực phẩm chị em nên tránh, đặc biệt là trong thời gian hành kinh như:
– Đồ ăn cay nóng
– Thức ăn chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ
– Thực phẩm có tính hàn, đồ ăn quá lạnh
– Đồ ăn nhanh
– Thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích
Hi vọng các thông tin trên bài viết giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích trong việc cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nếu chị em có thêm thắc mắc gì, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ nhé!
Bài viết liên quan

Chăm sóc sản phụ thai lưu như thế nào?
Sau khi trải qua biến cố thai lưu, cơ thể của người phụ nữ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Nếu như muốn mang thai lại, sản phụ bị lưu thai cần được thăm khám và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Vậy chăm sóc sản phụ thai lưu cần […]

Tất cả những điều cần biết về thai lưu 7 tuần
6 tuần là thời điểm em bé bắt đầu có tim thai, khi thai nhi 7 tuần tuổi tim thai sẽ khoảng 150 nhịp/phút. Vậy tình trạng thai lưu 7 tuần tuổi có những dấu hiệu gì? Cần lưu ý những điều gì? Hãy xem bài viết dưới đây. Sự phát triển của thai nhi […]

Những điều cần biết về thai chết lưu
Cùng với hiện tượng sảy thai, thai chết lưu (hay còn gọi thai lưu) luôn là “cơn ác mộng” của mọi phụ nữ khi mang thai. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết bạn nhé. Khái quát những […]

Thai lưu 6 tuần: Nguyên nhân và cách xử trí
Theo thống kê, trong 200 ca mang thai sẽ có 1 em bé chết lưu. Thai lưu 6 tuần là sự cố đáng tiếc mà không mẹ nào mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số nguyên nhân cũng như cách xử trí thai lưu, cùng tìm hiểu nhé! Khái quát […]