Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh

16/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là điều mà đa phần phụ nữ đều phải trải qua khi chuẩn bị bước vào giai đoạn mãn kinh. Việc này có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe chị em? Đâu là giải pháp giúp hạn chế tình trạng này? Để DoLife giúp bạn giải đáp qua bài viết bên dưới.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là thời kỳ trước mãn kinh ở phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản. Phụ nữ thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi 45 – 55. Tùy theo cơ địa mà khoảng thời gian và triệu chứng ở mỗi người là khác nhau.

Ở thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ hormone sinh dục nữ dần suy giảm. Trong khi đó, hormone LH và FSH có chức năng điều hòa, kích thích hoạt động buồng trứng tăng lên gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

So với trước đó, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tiền mãn kinh có nhiều thay đổi. Chu kỳ có thể kéo dài hoặc thu ngắn hơn. Lượng máu kinh có thể đẩy ra nhiều hơn hoặc ít hơn. Bên cạnh đó, chị em thường gặp phải một số vấn đề như: bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương, khô hạn, giảm ham muốn…

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh

Theo số liệu thống kê từ Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM, có tới ¼ phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi 30 – 35 bắt đầu có những thay đổi về sức khỏe – sắc đẹp – đời sống sinh lý, bắt đầu có những dấu hiệu của thời kỳ tiền mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt của chị em bắt đầu có những dấu hiệu bất thường: đến sớm, đến muộn, chậm đến 2 – 3 tháng, lượng máu kinh thay đổi… Đặc biệt, đa phần phụ nữ thường bị ra máu kinh nhiều hơn. 

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh

Khó thụ thai

Việc phóng thích trứng gặp khó khăn do buồng trứng không ổn định. Điều này khiến khả năng có thai tự nhiên ở phụ nữ suy giảm. Nhiều trường hợp chị em cần đến sự can thiệp của y học để có con.

Bốc hỏa, thay đổi giấc ngủ

Phụ nữ thường cảm thấy những cơn nóng bừng từ ngực lên vai, cổ, mặt kéo dài từ 2 – 3 phút. Những cơn bốc hỏa này có thể diễn ra nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi ngủ. Cùng với đó là những thay đổi nội tiết tố khiến giấc ngủ của chị em bị ảnh hưởng không nhỏ.

Thay đổi tâm trạng, tính tình, suy giảm trí nhớ

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường dễ nóng giận, lo âu, buồn phiền, hay nhạy cảm quá mức. Nếu những cảm xúc tiêu cực kéo dài lâu, không được giải tỏa, chị em có thể rơi vào tình trạng trầm cảm.

Suy giảm trí nhớ cũng là vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ này. Các vấn đề này thường được cải thiện khi phụ nữ đã mãn kinh.

Cân nặng thay đổi, dễ tăng cân

Tiền mãn kinh đồng nghĩa với việc cơ thể bắt đầu có sự lão hóa, quá trình trao đổi chất chậm lại. Đồng thời, những thay đổi tâm sinh lý, những lo lắng, căng thẳng, mất ngủ trong giai đoạn này cũng tạo điều kiện cho sự tích tụ của tế bào mỡ trắng. Do vậy, phụ nữ tiền mãn kinh thường dễ tăng cân, cơ thể mất cân đối, tăng mỡ ở vùng eo, bụng, bắp tay, đùi.

Đau nhức, loãng xương

Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi khiến chị em thường xuyên cảm thấy đau viêm xương khớp, tức ngực. Sự sụt giảm trầm trọng lượng estrogen khiến cơ thể bị hao hụt canxi nhanh hơn, xương xốp, yếu, giòn và dễ gãy. 

Bởi vậy, trong giai đoạn này, phụ nữ cần bổ sung thêm nhiều canxi, vitamin D trong chế độ dinh dưỡng; tập luyện đều đặn để bù lại lượng canxi đã mất, tăng sự dẻo dai cho cơ thể.

Khô âm đạo

Dịch tiết và độ đàn hồi âm đạo giảm dần theo thời gian. Điều này gây ra cảm giác khó chịu, đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục, giảm hứng thú với chuyện vợ chồng.

Mức cholesterol thay đổi

Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – cholesterol xấu và cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) – cholesterol tốt đều bị sụt giảm do hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy giảm. Việc này dẫn đến nhiều thay đổi bất lợi về mức cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Ở một chu kỳ bình thường, mỗi kỳ kinh cơ thể phụ nữ mất khoảng 50 – 80ml máu. Khi bị rối loạn, lượng máu kinh ra có thể nhiều hơn 80ml hoặc ít hơn 50ml. Máu cũng có thể có màu sẫm hơn.

Một số vấn đề rối loạn kinh nguyệt phổ biến phụ nữ tiền mãn kinh có thể gặp phải:

– Máu kinh giảm dần

– Độ dài chu kỳ thay đổi

– Rong kinh

– …

Kinh nguyệt không đều có thể gây ra những tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần phụ nữ:

– Ngoại hình: da sạm, nhợt nhạt, nổi mụn, xuất hiện nếp nhăn…

– Nguy cơ cao bị viêm nhiễm phụ khoa

– Cơ thể mệt mỏi, dễ chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ

– …

Đây đều là những vấn đề phổ biến, chị em không cần quá lo ngại.

Tuy nhiên, với một số trường hợp, sự rối loạn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm:

– U xơ tử cung

– Viêm nội mạc tử cung

– Ung thư tử cung

– Hội chứng buồng trứng đa nang

– …

Vậy nên, chị em nên đến bệnh viện uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng nếu phát hiện những bất thường:

– Lượng máu kinh ra quá nhiều, bất thường

– Kỳ kinh kéo dài nhiều hơn bình thường

– Chảy máu khi quan hệ hoặc chảy máu giữa các kỳ kinh

– Vùng bụng, xương chậu đau rát khi có kinh

– Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 3 tuần

– Ngưng hành kinh trong 12 tháng, sau đó ra máu trở lại

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể gây ra nhiều thay đổi
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể gây ra nhiều thay đổi

Biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Để nâng cao chất lượng sống, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp:

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao là một trong những chìa khóa vàng để có một sức khỏe tốt, đặc biệt là với phụ nữ tiền mãn kinh.

Ở giai đoạn này, chị em không nên tập luyện với cường độ mạnh. Thay vào đó, phụ nữ nên duy trì thói quen tập với những bài tập nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, bơi lội… Những hoạt động này không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn giữ cho tinh thần được thoải mái hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Một chế độ ăn lành mạnh giúp chị em trải qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng hơn.

Một số dưỡng chất nên bổ sung, tăng cường trong chế độ ăn hàng ngày như:

– Omega-3, Omega-6 chứa nhiều trong hạt hướng dương, đậu nành, dầu mè, rong biển…

– Chất xơ và các loại vitamin có trong hoa quả tươi, rau có màu xanh đậm giúp tăng sức đề kháng, làm đẹp da, chống lão hóa.

– Chất đạm trong cá hồi, thịt gà… giúp giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp…

– Hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: kẹo ngọt, đồ uống chứa cồn, chất kích thích…

Trên đây là những thông tin về các dấu hiệu và biện pháp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được giải đáp ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]