Kiểm tra máu tổng quát là một phần không thể thiếu khi khám sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh lý ngay ở giai đoạn tiền lâm sàng trước khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài. Vậy đâu là những bệnh lý có thể phát hiện qua việc kiểm tra máu?
Xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì?
Xét nghiệm máu tổng quát là xét nghiệm thường quy được chỉ định với nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm không chỉ giúp phát hiện nhiều bệnh lý thông thường mà còn tầm soát hiệu quả nhiều bệnh lý.
Xét nghiệm máu tổng quát để làm gì?
Xét nghiệm máu tổng quát thường được chỉ định để xác định bệnh lý hoặc được thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát, khám tiền hôn nhân, tầm soát bệnh lý, ung thư. Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe, phát hiện các rối loạn, bệnh lý của người bệnh.
Bên cạnh đó, xét nghiệm máu giúp mỗi người xác định được nhóm máu của bản thân. Việc này có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động hiến máu, cho – nhận máu và nhiều vấn đề liên quan.
Các chỉ số xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm ngay từ giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị phù hợp kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Các xét nghiệm trong xét nghiệm máu tổng quát
Với 4 – 8ml máu từ cơ thể, xét nghiệm máu tổng quát đưa ra nhiều chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe. Xét nghiệm máu tổng quát gồm:
– Xét nghiệm công thức máu
Tổng phân tích tế bào máu để xác định tình trạng máu trong cơ thể. Xét nghiệm giúp kiểm tra:
+ Tình trạng thiếu máu của người bệnh.
+ Sự ổn định của lượng tế bào máu: tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu.
+ Tình trạng nhiễm trùng máu
+ Xác định ung thư máu
– Xét nghiệm đường màu để kiểm tra lượng đường trong máu.
Trong trường hợp bị tiểu đường, người bệnh thường có lượng đường trong máu khi nhịn đói cao hơn 126mg/dl. Để xác định chính xác việc mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu hoặc kiểm tra lại đường máu vào một thời gian khác.
– Xét nghiệm các men của gan AST/ALT/GGT
Tổn thương tế bào gan có thể được xác định thông qua nồng độ AST/ALT/GGT trong máu. Nồng độ AST/ALT/GGT nếu cao hơn 2 lần mức bình thường, người bệnh có thể đang bị tổn thương tế bào gan. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.
– Xét nghiệm mỡ máu
Xét nghiệm máu tổng quát đo được nồng độ Cholesterol, HDL-C, LDL-C và Triglyceride trong máu. Người bệnh có lượng mỡ máu cao hơn bình thường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch (xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ..) cao hơn.
\09
Từ nồng độ Ure, Creatinin trong máu, bác sĩ có thể xác định khả năng bài tiết của thận. Về cơ bản, Ure và Creatinin là chất được thận đào thải qua đường nước tiểu. Khi nồng độ hai chất này trong máu tăng cao, đồng nghĩa với việc chức năng thận đang bị suy giảm. Để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm phù hợp, sau đó đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị hiệu quả.
Kiểm tra máu tổng quát phát hiện nhiều bệnh lý
Xét nghiệm máu tổng quát về cơ bản sẽ đưa ra đánh giá tình hình sức khỏe sơ bộ, chủ động tầm soát bệnh lý. Cùng với việc thực hiện kiểm tra máu tổng quát, để đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên biệt như:
– Siêu âm
– Chụp X-quang
– Chụp cộng hưởng từ
– Chụp CT
Từ các xét nghiệm, nhiều bệnh lý có thể được phát hiện:
– Bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu
– Bệnh thiếu máu, cô đặc máu, nhiễm trùng máu, thiếu máu di truyền
– Suy giảm chức năng thận, suy giảm miễn dịch
– Viêm gan, rối loạn tăng sinh tủy
– Tăng acid uric
– Tăng men gan
– …
Những lưu ý trước khi lấy máu làm xét nghiệm
– “Xét nghiệm máu tổng quát cần nhịn ăn”
– “Xét nghiệm máu tổng quát cần nhịn uống”
Đây là “kiến thức” được nhiều người ghi nhớ và thực hiện mỗi khi cần làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, điều này liệu có đúng hoàn toàn?
Thực tế, chỉ có xét nghiệm đường màu và mỡ máu là có kết quả bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nước uống trước khi lấy máu xét nghiệm. Nguyên nhân do chất béo và đường có trong thức ăn được hấp thu vào máu nhanh chóng gây ra sự sai lệch trong kết quả xét nghiệm. Việc này khiến kết quả không phản ánh đúng được tình trạng sức khỏe người bệnh.
Ngoài 2 xét nghiệm này thì hầu như việc ăn uống không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu.
Tuy nhiên, xét nghiệm đường máu và mỡ máu là những xét nghiệm phổ biến hàng đầu. Đây cũng là xét nghiệm không thể thiếu khi kiểm tra máu tổng quát.
Để kết quả kiểm tra máu chính xác, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng:
Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm là buổi sáng
Thông thường, người lấy máu cần nhịn ăn 8 – 12 giờ trước khi thực hiện lấy máu. Lấy máu vào buổi sáng, bạn chỉ cần nhịn ăn buổi sáng và có thể ăn sau khi lấy máu xong. Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng các loại đồ uống như sữa, nước ngọt, nước trái cây, rượu, bia… Chỉ nên uống nước lọc.
Lưu ý đến các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu
Xét nghiệm không đúng thời điểm (sau ăn, sau khi dùng chất kích thích) sẽ cho ra kết quả không chính xác. Bởi vậy, người xét nghiệm máu cần tuân thủ chặt chẽ những quy định cụ thể theo từng loại xét nghiệm:
– Nhịn ăn từ 10 – 12 tiếng trước khi lấy máu làm xét nghiệm mỡ máu, định lượng các loại vitamin, đường huyết…
– Không uống các loại thuốc bổ, khoáng chất, vitamin trước khi làm xét nghiệm vitamin và vi chất. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc huyết áp, tiểu đường….
– Không sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá trước khi thực hiện xét nghiệm.
– Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, mắc bệnh tim… có thể sử dụng thuốc trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
Kiểm tra máu tổng quát thường được thực hiện trong khi khám sức khỏe tổng quát. Theo khuyến cáo từ chuyên gia, người dân nên khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần để hiểu tình trạng sức khỏe cơ thể, từ đó, điều chỉnh dinh dưỡng và lối sống phù hợp, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn trực tiếp!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]
Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn
Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?
Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]