Một trong những thắc mắc thường gặp của các mẹ bầu là “Đẻ xong mấy tháng có kinh”. Bài viết này sẽ giúp mẹ đưa ra lời giải đáp chi tiết về kinh nguyệt, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đẻ xong mấy tháng có kinh nguyệt bình thường?
Với thắc mắc sau khi sinh con bao lâu sẽ thấy kinh nguyệt, câu trả lời là tùy thuộc vào thể trạng từng mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng là yếu tố quyết định thời gian có kinh nguyệt.
Trường hợp sau sinh, mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì thời gian có kinh muộn hơn. Trung bình sẽ rơi vào khoảng từ 7 đến 8 tháng sau khi sinh. Nguyên nhân là do khi cho con bú, Prolactin do tuyến yên tiết ra nhiều hơn để kích thích tạo sữa. Đồng thời, hormone này cũng đóng vai trò gây ức chế quá trình rụng trứng. Do đó, mẹ bầu nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có kinh nguyệt chậm hơn mẹ nuôi con bằng sữa bột.
Theo các số liệu thống kê cho thấy, thời gian kinh nguyệt ở mẹ nuôi con bằng sữa bột là từ 1 đến 2 tháng sau sinh. Khoảng 1 tuần trước khi có kinh, chị em sẽ có dấu hiệu dự báo kinh nguyệt giống như lúc chưa mang thai.
Sau sinh con kinh nguyệt thường có màu gì?
Chúng ta thường có thể nhận biết được sức khỏe mẹ bầu dựa trên màu sắc kinh nguyệt.
Cụ thể, nếu như lần kinh nguyệt đầu tiên từ khi sinh con thường có màu đỏ tươi. Đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của mẹ bầu đang hoàn toàn ổn định. Ngoài ra, ở một số mẹ bầu, ngày thứ 2 và thứ 3 màu kinh nguyệt thường đỏ thẫm. Bởi đây là thời điểm tử cung co bóp mạnh mẽ để đưa kinh nguyệt ra ngoài cơ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý kinh nguyệt lần đầu đôi khi chưa chắc chắn về sức khỏe mẹ bầu. Do đó vẫn cần theo dõi ở những tháng tiếp theo. Trường hợp kinh nguyệt chuyển sang màu đỏ cam hay nâu sẫm thì đây là dấu hiệu chứng tỏ sức khỏe mẹ có vấn đề. Cụ thể, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa. Do đó, mẹ cần thăm khám với bác sĩ ngay nếu như có dấu hiệu bất thường nhé.
Mẹ nên sử dụng tampon hay băng vệ sinh trong thời gian có kinh nguyệt?
Thông thường, nếu như đang cho con bú mà xuất hiện kinh nguyệt, các mẹ bầu thường có xu hướng sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san để dễ kiểm soát. Tuy nhiên, theo chuyên gia, các biện pháp trên không được khuyến khích. Thay vào đó, mẹ vẫn nên sử dụng băng vệ sinh bởi một số lý do dưới đây:
– Cơ thể mẹ vừa trải qua thay đổi lớn khi mang thai và sinh đẻ. Lúc này, hệ miễn dịch còn khá yếu, do đó nguy cơ nhiễm trùng là rất lớn.
– Tampon và cốc nguyệt san gây cản trở lượng máu kinh nguyệt chảy ra. Từ đây, vi khuẩn có thể phát triển và gây nhiều biến chứng khác.
– Có thể sử dụng băng vệ sinh cho sản phụ thay vì các loại băng vệ sinh thông thường. Loại băng vệ sinh này có ưu điểm là dày và chắc chắn, giúp mẹ thoải mái hơn.
Kinh nguyệt sau khi sinh con khác như thế nào so với thời gian trước?
Khi mẹ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, chu kỳ kinh lúc này khác với khi mang thai. Trong giai đoạn này, cơ thể đang tập thích nghi dần với kinh nguyệt. Do đó, mẹ có thể gặp một số dấu hiệu khác biệt như là:
– Chuột rút ở mức độ mạnh hoặc nhẹ hơn bình thường
– Xuất hiện cục máu đông nhỏ
– Chảy máu hành kinh ồ ạt
Và cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì âm đạo sẽ bị chảy máu hay tiết dịch. Trong những tuần đầu, hiện tượng chảy máu nghiêm trọng hơn, máu vón thành từng cục. Ở giai đoạn sau, máu này sẽ nhường chỗ cho dịch tiết âm đạo hay còn gọi là sản dịch (lochia). Sản dịch của cơ thể thường mang màu trắng kem hoặc đỏ.
Quá trình tiết sản dịch kéo dài liên tục trong 6 tuần. Đây là khoảng thời gian kinh nguyệt có thể trở lại nếu như không cho con bú. Nếu như sản dịch ngừng lại một thời gian, và sau đó mẹ bị chảy máu trở lại thì đây được xem là chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ phân biệt sản dịch với kinh nguyệt:
– Sản dịch không có màu đỏ tươi sau khi sinh con tuần đầu tiên.
– Chảy máu liên quan đến thai nghén có thể nhiều hơn nếu mẹ hoạt động mạnh hơn. Trường hợp dịch tiết giảm đi khi nghỉ ngơi thì nhiều khả năng là sản dịch
– Sản dịch mang mùi khác so với kinh nguyệt
Một số lưu ý quan trọng về chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sau khi sinh
Sau khi sinh nở là thời điểm cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt nhất. Đặc biệt là với cơ quan sinh sản. Điều này sẽ được thể hiện qua chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như không chú ý, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, các mẹ bầu còn dễ bị suy nhược, mệt mỏi sau khi sinh con. Để hạn chế và cải thiện tình trạng nói trên, mẹ nên:
– Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái.
Bởi sau khi sinh con mẹ thường lo lắng, căng thẳng, đôi khi còn bị trầm cảm. Do đó, nếu như gặp phải vấn đề tâm lý, mẹ có thể thoải mái chia sẻ với người xung quanh.
– Ăn uống dinh dưỡng và khoa học.
Chế độ ăn hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với các mẹ bầu. Việc bổ sung các dưỡng chất đầy đủ giúp cơ thể mẹ nhanh chóng hồi phục. Đồng thời, việc ăn uống khoa học cũng giúp điều hòa hormone ở trong cơ thể. Từ đó, mẹ hạn chế tối đa tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
– Vệ sinh cơ thể và vệ sinh vùng kín hàng ngày
Mẹ lưu ý lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp. Bởi nếu không cẩn thận lựa chọn loại có nồng độ pH quá cao có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
– Đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bất thường
Trong trường hợp nếu như, kinh nguyệt xuất hiện kèm theo những triệu chứng bất thường thì mẹ cần chú ý liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu mẹ cần đặc biệt chú ý:
– Băng vệ sinh ướt một mảng chỉ sau vài giờ
– Chảy máu kinh kèm cơn đau nhức dữ dội
– Sốt đột ngột, sốt cao
– Tiết dịch có mùi hôi bất thường
– Khi đi tiểu có cảm giác đau nhức, rát và buốt. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của mẹ.
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc”Đẻ xong mấy tháng có kinh”. Nếu như mẹ còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!
Bài viết liên quan
Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?
Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]
Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?
Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]
Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nhất, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy cần có cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật chuẩn y khoa để giảm thiểu tối đa nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn […]
Viêm âm đạo và những thông tin cần biết
Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ đã lập gia đình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích bạn nhé! Thông tin […]