Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

08/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đau bụng kinh là một hiện tượng bình thường trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên nó khiến chị em gặp nhiều bất tiện và khó chịu. Vậy có những phương pháp nào điều trị đau bụng kinh? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến xảy ra trong những ngày hành kinh ở phụ nữ.

Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng khi đến kỳ hành kinh. Hơn một nửa số phụ nữ trong giai đoạn hành kinh bị đau từ 1 đến 2 ngày mỗi tháng. Nhìn chung, mức độ các cơn đau thường nhẹ. Tuy nhiên đối với một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể dữ dội đến mức ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bình thường khoảng vài ngày trong tháng.

Mức độ đau ở mỗi chị em là khác nhau, nếu có yếu tố bệnh lý hoặc nguyên nhân khác tác động có thể gây đau đớn kéo dài hơn.

Ngoài đau bụng, chị em sẽ nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng khi kì kinh nguyệt sắp hoặc đang diễn ra như:

– Đau, nhức mỏi ở vùng lưng dưới

– Buồn nôn, nôn

– Đau đầu, chóng mặt

– Chướng bụng, đầy hơi

– Căng ở đầu vú

– Căng bụng đi kèm với đau quặn, nhiều hơn vào lúc sáng sớm

– Đổ mồ hôi nhiều hơn

– Táo bón.

Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh nguyên phát

Đây là tình trạng bị đau bụng kinh xuất hiện kể từ khi bắt đầu có kinh.

Đau bụng kinh thứ phát

Tình trạng bị đau bụng kinh thứ phát xuất hiện do các bệnh lý thực thể như bệnh viêm vùng chậu hoặc lạc nội mạc tử cung và một số bệnh lý khác. Khi tình trạng bệnh được điều trị, cơn đau bụng kinh thường sẽ biến mất.

Triệu chứng khi đau bụng kinh

Đau bụng kinh có thể khiến chị em cảm thấy đau đầu, chóng mặt

Thông thường, các triệu chứng thường thấy của cơn đau bụng kinh là:

  • Đau trằn trọc, đau quặn ở vùng bụng dưới, có lúc rất đau.
  • Cơn đau thường xuất hiện trước khi có kinh 1 – 3 ngày.
  • Khoảng thời gian cơn đau dữ dội nhất là 24 giờ trước khi hành kinh.
  • Cơn đau bụng kinh hay đau bụng tới tháng có thể lan ra vùng lưng dưới, bụng dưới và dưới đùi.

Bên cạnh các dấu hiệu và triệu chứng đau bụng kinh ở trên, một số phụ nữ đôi khi gặp thêm những hiện tượng khác trong kỳ kinh như: 

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung của bạn co thắt lại để giúp tống các lớp niêm mạc bị bong ra ngoài. Nếu co bóp quá mạnh, nó có thể ép vào các mạch máu nuôi tử cung gần đó. Điều này sẽ làm mất lượng oxy dẫn đến tử cung trong thời gian ngắn. Do đó khiến bạn cảm thấy đau nhói và quặn như chuột rút ở vùng bụng dưới.

Prostaglandin là hoạt chất mà cơ thể tạo ra. Cùng với một số chất khác liên quan đến quá trình đau hay viêm có tác dụng kích hoạt các cơn co thắt cơ tử cung. Đây được xem là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến khó chịu trong kỳ kinh nguyệt như nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu… Nồng độ của các chất này càng cao thì các triệu chứng đau bụng kinh càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân bệnh lý

Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh

Ngoài ra, đau bụng kinh còn có thể do các tình trạng bệnh lý khác gây nên như:

  • Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng tồn tại mô các tế bào có cấu trúc. Và tác dụng tương tự như niêm mạc tử cung nhưng phát triển bên ngoài tử cung. Phổ biến nhất là phát triển ở trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót khung chậu của bạn.
  • U xơ tử cung: Những khối u hình thành trong thành tử cung. Nó không phải là ung thư nhưng có thể gây đau.
  • Các dị dạng bẩm sinh của tử cung như tử cung hai sừng, tử cung có vách phụ…
  • Bệnh viêm vùng chậu: Là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
  • Hẹp cổ tử cung: Ở một số phụ nữ, cổ tử cung mở nhỏ hoặc cũng có thể do sẹo tử cung làm cổ tử cung bị hẹp. Từ đó cản trở dòng chảy của kinh nguyệt. Làm tăng sự đau đớn do áp lực bên trong tử cung lớn hơn bình thường.
  • Mang thai ngoài tử cung.
  • Các dụng cụ phòng tránh thai như vòng tránh thai bị lạc khỏi vị trí.
  • U nang buồng trứng.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Một số người mắc hội chứng này khi còn trẻ có thể gặp tình trạng đau bụng vào những ngày có kinh.
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh lý này là đau bụng khi có kinh.

Biện pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Đau bụng kinh kéo dài, mức độ nặng ở nhiều chị em khiến cơ thể mệt mỏi, không thể làm việc và sinh hoạt. Lúc này bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Chườm nóng

Chườm nóng lên bụng bằng đệm sưởi ấm hoặc chai nước nóng giúp thư giãn cơ, giảm đau bụng kinh. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để các cơ bụng, lưng và chân thư giãn.

Tập thể dục

Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi dạo hoặc thực hiện động tác căng cơ. Sẽ giải phóng hormone endorphin, được coi như thuốc giảm đau tự nhiên.

Massage

Massage bụng giúp thư giãn các cơ xương chậu cũng là biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng đau bụng. Tác dụng được tăng cường nếu kết hợp với tinh dầu hoa hồng, hạnh nhân, quế hoặc đinh hương.

Uống trà nóng

Các loại trà thảo mộc giúp làm ấm cơ thể, rất có hiệu quả trong giảm đau bụng ngày đèn đỏ như: Trà thì là, trà hoa cúc,…

Một cốc trà nóng có thể khiến chị em cảm thấy đỡ đau hơn trong những “ngày ấy”

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên nếu các biện pháp chăm sóc trên không đạt hiệu quả thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng. Thuốc giảm đau không kê đơn như Motrin, Tylenol giúp giảm viêm, giảm đau cơ và giảm đau bụng kinh hiệu quả tức thì.

Bổ sung sắt

Vào kì kinh nguyệt, cơ thể mất máu nhiều kết hợp với các tình trạng sức khỏe như đau bụng kinh thường khiến chị em mệt mỏi, mất sức sống. Hơn nữa chảy máu nhiều khiến cơ thể thiếu máu, đau bụng kinh cũng sẽ tồi tệ hơn. Khi đó bổ sung sắt là cần thiết để điều trị lâu dài và hiệu quả.

Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến chuyên gia và bác sĩ trước khi sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung sắt nhé.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau bụng kinh. Liên hệ ngay hotline 1900 1984 để được tư vấn từ bác sĩ phụ khoa.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]