Đổ mồ hôi là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, đổ mồ hôi lạnh lại có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần lưu tâm ngay!

Đổ mồ hôi lạnh là gì?
Đổ mồ hôi lạnh là tình trạng đổ mồ hôi kèm cảm giác da ẩm ướt hoặc lạnh. Mồ hôi thường xuất hiện nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách hay ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Thông thường, mồ hôi thường được tiết ra khi ở trong môi trường có nhiệt độ cao hay khi cơ thể phải hoạt động gắng sức. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của mồ hôi lạnh không giống với mồ hôi bình thường. Đây thường là đáp ứng của cơ thể trước hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Bởi vậy, mồ hôi lạnh có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý nào đó.
Đổ mồ hôi lạnh cũng thường xuất hiện với các triệu chứng như: đau ngực, khó thở… Tình trạng này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Triệu chứng của đổ mồ hôi lạnh
Đổ mồ hôi lại là phản ứng của cơ thể. Tùy vào bệnh lý nền mà người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo khác nhau như:
– Chóng mặt, buồn nôn, nôn.
– Đau nhức cơ thể.
– Da niêm mạc nhợt nhạt.
– Cảm giác ớn lạnh, căng thẳng, lo lắng.
Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
– Đau ngực, hụt hơi, khó thở.
– Môi, da, móng tay xanh tím.
– Sốt cao, co giật.
– Rối loạn ý thức: mê sảng, lú lẫn, ảo giác….
– Nôn ra máu
– Đi ngoài ra máu
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi lạnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi lạnh. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến như:
Sốc
Thường xảy ra khi cơ thể gặp chấn thương nặng hoặc phải ở trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Bên cạnh đổ mồ hôi lạnh, khi bị sốc, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:
+ Chóng mặt, thở nhanh, kiệt sức.
+ Lo lắng, căng thẳng.
+ Giãn đồng tử.
+ Buồn nôn, nôn.
+ Nhợt da niêm mạc.
Sốc nếu kéo dài có thể gây tổn hại tới các cơ quan trong cơ thể do không có đủ oxy để các cơ quan này hoạt động. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Nhiễm trùng huyết
Khi bị nhiễm trùng huyết, vi khuẩn đi khắp cơ thể theo dòng máu gây viêm toàn thân khiến các cơ quan trên cơ thể không được nhận đủ lượng oxy và máu tươi cần thiết gây ra chứng toát mồ hôi lạnh.
Bên cạnh toát mồ hôi lạnh, người bệnh nhiễm trùng huyết có thể xuất hiện các biểu hiện đi kèm như:
+ Sốt cao, mất ý thức, mất phương hướng.
+ Thở nhanh, khó thở.
+ Căng thẳng, lo lắng.
+ Ớn lạnh, rùng mình.
Căng thẳng, lo lắng quá mức
Khi trạng thái tinh thần không ổn định, căng thẳng, lo lắng quá mức, cơ thể thường phát ra một số tín hiệu như:
+ Đau không rõ lý do.
+ Buồn nôn, nôn mửa.
+ Căng cơ.
Tụt huyết áp
Huyết áp thấp dưới 90/60 mmHg nếu xảy ra đột ngột có thể khiến não không đủ oxy, dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi lạnh. Khi đó, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:
+ Kiệt sức, chóng mặt.
+ Nhìn mờ.
Hội chứng tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi khiến người bệnh ra mồ hôi nhiều hơn, thường xuyên hơn, trong đó có toát mồ hôi lạnh.
Hạ đường huyết
Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu đường với các phản ứng tương tự như thiếu oxy trong máu.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân bên trên, toát mồ hôi lạnh có thể xảy ra do:
+ Ngất xỉu
+ Mãn kinh
+ Đau nửa đầu
+ Đau do chấn thương
+ …
Cách điều trị đổ mồ hôi lạnh
Đổ mồ hôi lạnh hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị cụ thể. Việc điều trị thực tế cần dựa trên nguyên nhân gây ra chứng này:
– Toát mồ hôi lạnh do thiếu oxy: Người bệnh cần hít thở sâu để khôi phục nguồn cung cấp oxy trong máu.
– Toát mồ hôi lạnh do căng thẳng, lo lắng: Cần thực hiện các biện pháp làm dịu căng thẳng và cân bằng hơi thở.
– Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc (nếu cần) với các loại thuốc như:
+ Thuốc chống bài tiết mồ hôi.
+ Thuốc chẹn thần kinh.
+ Thuốc chống trầm cảm.
+ Tiêm botox.
Đổ mồ hôi lạnh nếu không đi kèm bệnh lý thì đa phần không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu:
+ Có dấu hiệu bị sốc, nhiễm trùng.
+ Nghi ngờ do liên quan đến đau tim.
+ Người bệnh bị đổ mồ hôi lạnh kèm các dấu hiệu như: xanh tím móng tay, môi; cảm giác nghẹn trong cổ họng; nôn ra máu; đi ngoài ra máu; mất tỉnh táo…
Trên đây là những thông tin chung về đổ mồ hôi lạnh. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp chứng đau nửa đầu sau sinh lên tới 39%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thay đổi hoocmon, căng thẳng, thiếu máu lên não… Để DoLife mách mẹ những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này! Cảnh báo […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]