Cẩn trọng với các dấu hiệu của u nang buồng trứng – Bạn có đang bỏ qua?

12/08/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối u nang buồng trứng có thể bị xoắn, vỡ gây xuất huyết, nhiễm trùng buồng trứng, tử cung… gây nguy hiểm cho người bệnh. Phát hiện sớm bệnh lý ngay qua 6 dấu hiệu đặc trưng!

Phân loại u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là khối u nằm ở trên hoặc trong buồng trứng. Nguồn gốc của khối u có thể do sự xuất hiện của các mô mới khác thường, sự tích tụ dịch từ ngăn trên của buồng trứng hoặc sự phát triển của các mô trong buồng trứng.

90% trường hợp u nang buồng trứng là lành tính và 10% là ở thể ác tính. U nang cũng có thể biến chứng thành ung thư gây ung thư buồng trứng – một bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao thứ 5 trên thế giới.

Dựa vào tính chất và cấu tạo khối u, u nang buồng trứng được chia thành 2 loại là: 

– U nang buồng trứng cơ năng.

– Unang buồng trứng thực thể.

U nang buồng trứng cơ năng

U nang buồng trứng cơ năng là hệ quả từ sự rối loạn nội tiết của buồng trứng gây rối loạn chứng năng buồng trứng. Khối u thường có đường kính nhỏ hơn 6cm, không cần điều trị và tự biến mất sau 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt.

Có 3 dạng u nang buồng trứng cơ năng:

– U nang bọc noãn

+ Thường có dịch nang màu vàng, chứa lượng lớn hormone estrogen.

+ Hình thành từ những bọc noãn trưởng thành và phát triển vượt trội hơn bình thường, sẵn sàng thụ tinh nhưng lại không vỡ theo chu kỳ.

– U nang hoàng thể

+ Tiết nhiều hormone progesterone và estrogen

+ Thường gặp ở sản phụ đa thai và chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai.

– U nang hoàng tuyến

+ Xuất hiện khi chửa trứng, u nguyên bào nuôi có nồng độ hCG cao hoặc người bệnh đang điều trị với hormone sinh dục tuyến yên liều cao.

+ Tự biến mất khi khỏi bệnh.

U nang buồng trứng thực thể

U nang buồng trứng thực thể có nguy cơ ung thư hóa bởi có sự biến đổi về tổ chức học buồng trứng. 

Có 4 dạng u nang buồng trứng thực thể:

– U nang nước

+ Cấu tạo theo dạng túi chứa dịch, vỏ mỏng.

+ Dạng phổ biến nhất, thường là lành tính. Tuy nhiên, u có thể tiến triển thành ung thư nếu bề mặt tăng sinh nhiều mạch máu hoặc có các nhú trên bề mặt hay trong lòng u.

– U nang bì

+ Cấu tạo bên ngoài như một lớp sừng, bên trong chứa tuyến bã, xương, tóc, răng… dễ bị xoắn.

+ Hầu hết là lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

– U nang nhầy

+ Có kích thước lớn hơn các loại u nang khác. Cấu tạo gồm khối nang chứa dịch nhầy đặc màu vàng, thường dính vào các tạng xung quanh.

+ Chiếm tỉ lệ 20% các trường hợp u buồng trứng.

– Nang lạc nội mạc tử cung

+ Phát triển tổ chức nội mạc tử cung ngay trên bề mặt buồng trứng, phá hủy mô lành buồng trứng.

+ Thường gây đau trong thời gian hành kinh. Có nguy cơ gây vô sinh do dính nhiều làm tắc vòi trứng.

Điểm danh các dấu hiệu của u nang buồng trứng

Trên thực tế, u nang buồng trứng thường xuất hiện và tiến triển âm thầm. Bệnh thường ít có triệu chứng. Đa số các trường hợp u nang thường được phát hiện qua siêu âm kiểm tra sức khỏe hoặc khám phụ khoa định kỳ.

Các dấu hiệu của u nang buồng trứng thường chỉ xuất hiện khi khối u đã lớn
Các dấu hiệu của u nang buồng trứng thường chỉ xuất hiện khi khối u đã lớn

Khi u đã lớn, chị em phụ nữ có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

– Vùng chậu, vùng thắt lưng đau âm ỉ: do khối u chèn ép lên vùng dây thần kinh chạy dọc vùng sau xương chậu

– Táo bón, tiểu khó: do khối u to chèn lên các cơ quan xung quanh.

– Đau khi quan hệ tình dục: do khối u lớn, nằm ngay gần vị trí cổ tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thất thường.

– Âm đạo chảy máu bất thường.

– Chướng bụng, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn.

Khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường, chị em cần đến các cơ sở uy tín để thăm khám ngay, phòng ngừa nguy cơ u nang buồng trứng diễn tiến thành ung thư, nguy hại cho sức khỏe, tính mạng.

U nang buồng trứng có thể gây biến chứng nguy hiểm

Đa phần các trường hợp u nang buồng trứng là u lành tính hoặc ban đầu là u lành tính. Tuy nhiên, việc phát hiện muộn, không điều trị kịp thời khiến khối u phát triển thành ác tính.

Những biến chứng thường gặp ở người bệnh mắc u nang buồng trứng như:

– Xoắn cuống khối u với biểu hiện đau bụng dữ dội rõ ràng.

– Vỡ u gây xuất huyết nội.

– U to chèn ép gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan bên cạnh: đường tiêu hóa, đường tiết niệu…

– Hóa thành u ác tính gây nguy hiểm tới tính mạng.

– Nếu phụ nữ bị u nang buồng trứng trong thời gian mang bầu, khối u có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi: gây sảy thai, sinh non, ngôi thai bất thường… hay gây u tiền đạo, xoắn u nang sau sinh…

Nắm rõ kiến thức phòng ngừa u nang buồng trứng

U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Việc nắm rõ kiến thức phòng ngừa bệnh sẽ giúp chị em chủ động chăm sóc bản thân, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Các đối tượng có nguy cơ mắc u nang buồng trứng

Phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào đều có nguy cơ mắc u nang buồng trứng, đặc biệt là trong độ tuổi sinh đẻ. Thông thường, u nang ít thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng u nang buồng trứng ở phụ nữ như:

– Có tiền sử bản thân bị u nang.

– Có tiền sử gia đình bị u nang buồng trứng.

– Người béo phì, thừa cân.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều.

U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào
U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

Phòng ngừa u nang buồng trứng như thế nào?

Thực tế, khối u buồng trứng không thể dự phòng. 

Một số biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng hữu hiệu mà chị em phụ nữ nên áp dụng:

– Tầm soát các bệnh lý phụ khoa bằng việc khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.

– Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, thực phẩm chứa chất kích thích.

– Tăng cường, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, cellulose, hydrocacbon..

– Sinh hoạt điều độ, hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu.

– Không lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, hạn chế tối đa nạo phá thai.

Nếu mắc u nang buồng trứng, tùy thuộc vào dạng nang, kích thước và tình trạng sức khỏe mà người bệnh sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Hi vọng với các thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có thêm kiến thức về u nang buồng trứng, từ đó chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]