Cảm lạnh: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

03/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Cảm lạnh là bệnh liên quan đến đường hô hấp thường gặp ở miền Bắc, đặc biệt là khi giao mùa mưa nắng thất thường. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh.

Thông tin chung về cảm lạnh

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh (bệnh cảm thông thường) là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi, họng) gây ra bởi virus. Theo thống kế, có tới trên 100 loại virus gây cảm lạnh, trong đó, Rhinovirus là loại thường gặp nhất. 

Cảm lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên mùa đông và mùa xuân, hay khi thời tiết giao mùa là thời điểm bệnh bùng phát mạnh nhất.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trung bình trẻ nhỏ thường bị cảm lạnh từ 6 – 8 lần mỗi năm.

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh lý khác nhau nhưng lại dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng khá tương đương. Việc không phân biệt rõ 2 bệnh lý và tự ý dùng thuốc không những làm chậm quá trình hồi phục mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cảm lạnh Cảm cúm
– Thường do virus Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra.

– Triệu chứng nhẹ, ít nghiêm trọng.

– Tác động chủ yếu tới đường hô hấp trên: mũi, xoang, họng.

– Sau 7- 10 ngày, bệnh có thể tự khỏi.

– Thường do virus cúm A, cúm B… gây ra.

– Triệu chứng nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh.

– Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể biến chứng gây viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tai, xoang…

Nguyên nhân gây cảm lạnh

Thực tế, Rhinovirus chiếm gần 40% các trường hợp gây cảm lạnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, Enterovirus cũng là loại virus phổ biến gây bệnh. Qua việc hắt hơi, ho, nói chuyện, giọt bắn của người bệnh có thể bắn ra ngoài, virus từ giọt bắn xâm nhập vào cơ thể người khác thông qua đường miệng, mắt, mũi. 

Virus gây cảm cũng có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài, trong không khí trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Việc này khiến người mạnh khỏe dễ dàng mắc bệnh, đặc biệt là khi sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: cốc, khăn tắm, đồ chơi, dụng cụ ăn uống…

Dấu hiệu nhận biết cảm lạnh

Thông thường, các triệu chứng của cảm lạnh thường bắt đầu xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với virus khoảng 1 – 3 ngày. Trong đó, người bệnh thường thấy:

– Nghẹt mũi, sổ mũi. Nước mũi ban đầu có thể trong, sau đó dần chuyển đặc và có màu vàng hoặc xanh lá cây.

– Ho, viêm họng.

– Đau đầu, đau nhức cơ thể.

– Sốt nhẹ, mệt mỏi.

– Hắt xì nhiều

Sau 4 ngày, các triệu chứng thường sẽ đạt tới đỉnh điểm và đến ngày thứ 5, triệu chứng dần nhẹ đi và biến mất.

Cách điều trị cảm lạnh

Phương pháp điều trị

Cảm lạnh là bệnh không có thuốc đặc trị và có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đem lại bất kỳ hiệu quả nào trong việc điều trị cảm lạnh bởi đây là bệnh lý gây ra bởi virus. 

Việc điều trị cảm lạnh tùy theo triệu chứng và mức độ bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp. 

Bên cạnh sử dụng thuốc theo kê đơn từ bác sĩ, để nhanh phục hồi sức khỏe, người bệnh nên:

– Uống nhiều nước (nước lọc, nước chanh ấm, nước trái cây).

– Ưu tiên thức ăn dạng lỏng, nhiều dưỡng chất (cháo, súp…)

– Nghỉ ngơi hợp lý.

– Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm môi trường sống phù hợp để giảm triệu chứng nghẹt mũi, ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.

– Thường xuyên súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhất trong mũi, cổ họng.

Khi nào cần đến bệnh viện

Phần lớn các trường hợp bị cảm lạnh, người bệnh có thể tự khỏi do mắc bệnh ở cấp độ nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp (thường thấy ở trẻ nhỏ), cảm lạnh có thể chuyển nặng và cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để tránh nguy cơ biến chứng, nguy hiểm tính mạng.

Đến gặp bác sĩ ngay nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu:

– Sốt cao kéo dài trên 2 ngày.

– Triệu chứng bệnh không có xu hướng thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn.

– Có dấu hiệu mất nước.

– Triệu chứng bệnh kéo dài trên 10 ngày.

– Đau nhức tai.

– Khó thở, khò khè.

Nếu không được chăm sóc và điều trị tích cực, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như:

Viêm tai giữa

Hen suyễn

Viêm xoang cấp tính

– Các bệnh nhiễm trùng như: viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh khí phế quản…

Biện pháp phòng tránh cảm lạnh

Dù chưa có vắc xin phòng bệnh, nhưng cảm lạnh vẫn có thể phòng tránh để giảm nguy cơ lây nhiễm, lây truyền:

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc dùng nước rửa tay khô để loại bỏ vi khuẩn trên tay.

– Tránh chạm tay lên các vùng như mũi, mắt, miệng, đặc biệt là khi chưa rửa sạch tay.

– Khử khuẩn môi trường sống thường xuyên, lau sạch các bề mặt tiếp xúc thường xuyên (điện thoại, tay nắm cửa, công tắc đèn…), vệ sinh đồ chơi của trẻ…

– Che miệng khi ho, hắt hơi, xì mũi bằng khăn giấy. Sau khi sử dụng khăn giấy xong, vứt gọn vào thùng rác và khử khuẩn cẩn thận tay.

– Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Không đến nơi đông người khi bệnh đang có xu hướng phát triển, lây lan mạnh, đặc biệt là thời điểm giao mùa.

– Sinh hoạt điều độ, khoa học, dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng để tăng cường sức đề kháng, phát triển sức khỏe toàn diện.

Trên đây là những thông khoa học về cảm lạnh. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài qua vòng xơ, chèn ép vào các rễ thần […]

Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan và nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em Bệnh sởi ở trẻ […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]